Browsing by Author Ngân hàng thế giới

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 7 to 26 of 27

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020)

  • Báo cáo tiến hành các phân tích toàn diện dựa trên số liệu của các ấn phẩm của dự án, gồm: “Triển vọng việc làm ở Việt Nam dưới góc nhìn giới”; “Đề xuất sửa đổi Bộ Luật Lao động Việt Nam nhằm thúc đẩy bình đẳng giới”; “Bình đẳng giới và lập Pháp ở Việt Nam”; “Số liệu giới ở Việt Nam năm 2016 của Tổng Cục Thống kê”. Trên cơ sở các ấn phẩm, báo cáo nên những bằng chứng về những thách thức mới đối với bình đẳng giới và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà hoạch định chính sách chương trình đầu tư xử lý những thách thức này nhằm tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ.

  • item.jpg



  • Mục tiêu của bản tóm tắt chính sách nhằm đưa ra các lựa chọn và khuyến nghị dành cho Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường năng lực quản lý ATTP. Bản tóm tắt chính sách trình bày các thông tin hiện có, phân tích khung chính sách và thể chế về ATTP, thảo luận các khuyến nghị và gợi ý về các hoạt động cho các bước tiếp theo.

  • item.jpg
  • Báo cáo



  • Mục tiêu của nghiên cứu quản lý nguy cơ ATTP gồm: (i) Mô tả thực trạng ATTP và các hệ thống kiểm soát ATTP tại Việt Nam, (ii) Phân tích các nguy cơ ATTP đối với một số chuỗi giá trị thực phẩm chính dựa vào các thực hành tốt nhất trên thế giới về phương pháp đánh giá nguy cơ và từ các kết quả này, (iii) đưa ra các khuyến nghị để giúp cải thiện vấn đề ATTP tại Việt Nam.

  • item.jpg
  • Báo cáo



  • Tài liệu Nhận định Chính sách này nhằm đánh giá về Luật Ngân sách Nhà nước (2002) của Việt Nam trên cơ sở những thông lệ tốt trên quốc tế về điều hành ngân sách. Tài liệu được thiết kế để thông tin cho các cuộc thảo luận của Chính phủ Việt Nam và Quốc hội liên quan đến sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước (2002).Đây là một phần trong quá trình đối thoại và tư vấn hiện hành của Ngân hàng Thế giới về sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước (2002).

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2012)

  • Bản Tài liệu Chính sách này đề xuất các cải cách liên quan tới bốn chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất bao gồm những cải cách cần thiết đối với việc sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo quyền sử dụng đất của nông dân và nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đất. Kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp sẽ đem lại cho người sử dụng đất động cơ lớn hơn để đầu tư và chăm sóc đất đai. Những cải cách ưu tiên thứ hai nhằm tạo ra cơ chế Nhà nước thu hồi và bồi thường đất một cách minh bạch và công bằng. Trên cơ sở các cải cách ưu tiên thứ ba, Luật Đất đai mới sẽ tạo ra cơ hội để khẳng định lại và tăng cường các quyền sử dụng đất cho những nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, người nghèo và cộng...

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2013)

  • Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm kiếm giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Thách thức đối với Việt Nam không chỉ là giảm chi phí và thời gian hậu cần cho xuất khẩu mà còn là tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tạo giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, và hỗ trợ thương mại các mặt hàng giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu này hỗ trợ các hoạt động làm cầu nối về mặt chính sách trong tạo thuận lợi thương mại logistics và hỗ trợ việc hoạch định kế hoạch chiến lược tạo thuận lợi thương mại quốc gia. Chiến lược này, một khi được thực hiện, sẽ tăng cường sức cạnh tranh và giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

  • item.jpg
  • Cẩm nang


  •  (2020-12)

  • Mục đích của việc xây dựng Cuốn Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ cho Việt Nam là đưa ra các nội dung, phạm vi, phương pháp áp dụng đối với một phương pháp thống kê mới – GFS do IMF biên soạn và được khuyến khích sử dụng chung cho các nước trên thế giới. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thống kê tài chính của Việt Nam hiện nay, đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật để Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang báo cáo theo hệ thống thống kê tài chính chính phủ (GFS2014).

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu



  • Tài liệu nhận định chính sách này đưa ra các thông tin tổng quan về các yêu cầu công khai thông tin của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tại Việt Nam. Tài liệu này là một nội dung về Phân tích và Tư vấn thuộc Chương trình tín dụng Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh EMCC nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường công khai thông tin tài chính và phi tài chính của các DNNN

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo khác


  •  (2020-07)

  • Báo cáo đánh giá về các xu hướng kinh tế gần đây của Việt Nam dựa trên một số ấn phẩm phân tích được công bố của Ngân hàng Thế giới, bao gồm Viễn cảnh kinh tế toàn cầu (GEP), trong đó trình bày quan điểm mới nhất về tình hình kinh tế thế giới nhằm nhìn lại diễn biến của khủng hoảng COVID-19 và tác động của nó đến nền kinh tế trong thời gian qua.

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo khác


  •  (2020-05)

  • Báo cáo gồm 01 báo cáo chính và 05 báo cáo chuyên đề mô tả bối cảnh toàn cầu và trong nước; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế từ hơn 150 quốc gia bao gồm cả những nước đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình chuyển đổi từ tình trạng thu nhập trung bình thấp đến trung bình hoặc thậm chí trung bình cao. Tập trung vào các nguyên tắc chung và đưa ra một loạt các khuyến nghị chính sách để có thể làm đầu vào cho các chiến lược quốc gia và chiến lược ngành sẽ được xây dựng tiếp theo

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2012)

  • Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, dân số Việt Nam được dự đoán là sẽ già đi một cách nhanh chóng, làm cho việc xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại tại Việt Nam trở thành một ưu tiên hết sức cấp bách. Hệ thống bảo hiểm xã hội hiện tại đang gặp phải một số thách thức như tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực chính thức và phi chính thức, bất bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng bảo hiểm, thiếu sự bền vững về tài chính, và năng lực quản lý và thực hiện các chương trình bảo hiểm yếu. Cần thiết phải đổi mới để mở rộng độ bao phủ, khuyến khích bình đẳng, tăng cường tính bền vững về tài chính, và hiện đại hóa công tác quản lý bảo hiểm xã hội để đảm bảo an sinh thu nhập cho ...

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (1998)

  • Báo cáo mở đầu bằng việc xem xét lại tình hình hiện nay của kinh tế Việt Nam trong Chương 1; Chương 2: Báo cáo đánh giá những đối sách hiện tại, nhận định về tiến độ đạt được trong một số lĩnh vực và đề xuất phải hành động nhanh chóng hơn trong các lĩnh vực khác; Ở Chương 3: Báo cáo thực hiện phân tích chính sách tương tự trong hai lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam là lĩnh vực nông thôn và Chương 4 là lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Cuối cùng, báo cáo tìm hiểu triển vọng tương lai, xác định các nhu cầu về tài chính và xây dựng kiến nghị về số lượng cũng như chất lượng của sự trợ giúp của nước ngoài.