Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Tài liệu dịch



  • Sự tác động qua lại giữa sức mạnh và luật pháp ở biển Đông chưa được hiểu một cách đúng đắn. Để phân tích các tranh chấp đối với các vấn đề về quyền hàng hải, chủ quyền đối với các hòn đảo và sự phân định ranh giới của các khu vực biển, chúng ta cần hiểu cách các nước định nghĩa và bảo vệ lợi ích địa chính trị của mình cũng như những cách thức mà luật pháp quốc tế ảnh hưởng đến các yêu sách và hành vi xung đột của họ. Bài viết này bắt đầu bằng những phân tích về sự khác biệt to lớn trong các cách giải thích giữa các nhà khoa học chính trị thiên về địa chính trị và các học giả có thiên hướng nghiêng về tính quy chuẩn hay pháp lý hơn . Sau đó, bài viết sẽ tìm hiểu về mặt lịch sử, sự phá...

  • Tài liệu dịch



  • Trên cơ sở đề xuất của Philippin về việc thành lập một khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở Biển Đông, bài viết phân tích về những khả năng cho đề xuất này, mà cụ thể là tập trung vào việc xác định những khu vực có tranh chấp và không có tranh chấp. Bài viết cũng phân tích các nghĩa vụ theo luật quốc tế của các Quốc gia yêu sách liên quan đến các khu vực tranh chấp, trong đó bao gồm những hạn chế theo luật quốc tế đối với những hành động đơn phương mà Quốc gia được phép thực hiện trong các khu vực tranh chấp.

  • Báo cáo


  •  (2018-6-12)

  • Bài viết tập trung vào vấn đề áp dụng đường cơ sở quần đảo đối với các quần đảo giữa biển, đó là những quần đảo thuộc về một quốc gia mà với bất kỳ lý do nào đó không thể được xem như là quốc gia quần đảo theo Luật biển Quốc tế 1982. Bài viết cũng sẽ xem xét đến những lập luận pháp lý về khả năng vẽ đường cơ sở thẳng xung quanh các quần đảo xa bờ theo luật quốc tế tại Biển Đông

  • Báo cáo


  •  (2018-6-12)

  • Mọi người trên thế giới đều tin rằng sự quả quyết này của Trung Quốc tại Biển Đông là dựa trên những lý do kinh tế và môi trường. Nhưng trên tất cả là đây chỉ là những lý do bề mặt đang che giấu phía sau những ý định và lợi ích sâu xa của Trung Quốc. Những ý định và lợi ích này trên tất cả đều liên quan đến bố trận quốc phòng của Trung Quốc, đối mặt với những gì mà Trung Quốc coi là chính sách ngăn chặn của Mỹ chống lại mình, nếu không nói là mối đe dọa Mỹ. Trong những tính toán như vậy, Biển Đông không khác gì một quân cờ, một quân cờ quan trọng, nhưng chỉ là một quân cờ trong kế hoạch phòng thủ tổng thể mà Trung Quốc đang xây dựng nhằm hạn chế cái được cho là mối đe dọa Mỹ.

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-5-30)

  • Trì hoãn là chiến lược mà Trung Quốc đã sử dụng đối với Biển Đông từ giữa những năm 90 đến nay. Bài viết sẽ đi sâu phân tích vì sao Trung Quốc lại sử dụng chiến lược này và một số kết quả mà Trung Quốc đạt được cũng như tác động như thế nào đối với khu vực

  • Tài liệu dịch



  • Bài viết phân tích việc Trung Quốc và Việt Nam đối phó với những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông. Tác giả tập trung vào những sự kiện gây căng thẳng gần đây trong cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2011. Những diễn biến trên tiếp tục phân tích trong bối cảnh rộng hơn về cách tiếp cận Việt Nam – Trung Quốc đối với quản lý tranh chấp biên giới lãnh thổ trong giai đoạn kể từ khi bình thường hóa quan hệ cuối năm 1991. Bài viết cũng đề cập đến việc hai nước kiểm soát những căng thẳng đó như thế nào.

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-12)

  • Những tuyên bố và hành động nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đang gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Mỹ, Nhật Bản và Úc cũng thể hiện sự quan ngại đối với an ninh của các tuyến đường thông thương trên biển tại Biển Đông. Bài tham luận sẽ phân tích những thách thức trên biển này và xem xét những hệ lụy đối với hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng bao gồm Nhật Bản và Mỹ.

  • Tài liệu dịch



  • Phần lớn các bình luận về Biển Đông tập trung vào việc đánh giá và phân tích rủi ro; đo khả năng và động cơ của các xung đột tiềm tàng. Tuy nhiên, không có nhiều những gợi ý cụ thể về chính sách nhằm quản lý căng thẳng và hướng tới một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Bên cạnh các cuộc tranh luận đang diễn ra về một Bộ Quy tắc ứng xử khả thi, điều cần hơn chính là bàn thảo sâu sắc về các chính sách giúp thúc đẩy hợp tác và giảm thiểu xung đột ở Biển Đông.