Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Sẽ không thực tế nếu trông chờ bất cứ tiến bộ lớn nào nhanh chóng hướng tới một giải pháp cho tranh chấp ở Biển Đông. Khả năng tích cực và thực tiễn nhất là một hiệp định ràng buộc về pháp lý giữa Trung Quốc và ASEAN trên bộ quy tắc ứng xử. Vai trò của các nhà nghiên cứu không nên chỉ dừng lại ở việc phân tích những gì đã xảy ra, hoặc chỉ ra những kịch bản khả thi nhất trong tương lai. Vai trò của chúng ta là tìm ra cơ hội. Do vậy, thông điệp chính của bài viết này là hòan toàn có thể đạt được một giải pháp toàn diện cho các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và giải pháp đó không chỉ vì lợi ích của Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Việt Nam và Phi-líp-pin, mà còn vì lợi ích của ...

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Sử dụng biển một cách hòa bình đã trở thành một phần nguyên tắc của luật quốc tế được công nhận trong “Công ước Luật biển”. Theo nguyên tắc này, các quốc gia trong quá trình thực hiện quyền lưu thông trên biển của mình,không nên sử dụng bất kỳ hành vi đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia khác. Điều 301 của “Công ước Luật biển” còn quy định, những tàu thuyền nước ngoài bao gồm cả các tàu quân sự khi thực hiện quyền đi qua vô hại trong các vùng lãnh hải, không được tiến hành bất kỳ hoạt động nào bao gồm cả các hoạt động thu thập tin tức tình báo, nghiên cứu hay khảo sát có thể gây tổn hại đến hòa bình, trật tự hay hoạt độn...

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Đề xuất nêu ra trong bài viết này khá khiêm tốn và thiết thực và được đặt trong tình hình bế tắc ở biển Đông hiện nay. Những đề xuất đầy tham vọng kêu gọi ký kết các thỏa thuận toàn diện về pháp lý hoặc chính trị sẽ không thể đem lại bước tiến nào cho tranh chấp này khi mà các bên đều kiên quyết giữ vững tuyên bố chủ quyền của mình. Tình trạng bế tắc này có thể đúng như mong muốn của những chính phủ có ý định thực hiện việc chiếm giữ hiệu quả để ủng hộ tuyên bố của mình, nhưng nó sẽ không cho phép chính phủ này khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng mà không gây ra căng thẳng hoặc xung đột. Tác động tích cực của việc hợp tác năng lượng và toàn bộ lợi ích của giải pháp này là điều c...

  • Tiêu điểm


  •  (2018-6-6)

  • Bài viết phân loại các tranh chấp khác nhau trên Biển Đông nhằm phân biệt giữa ‘tranh chấp về các yêu sách trên biển’ và ‘các vùng biển tranh chấp’. Khái niệm thứ hai có lẽ là khái niệm phù hợp cho các đàm phán về phát triển chung trên Biển Đông. Tuy nhiên, bài viết sẽ không chỉ ra các ‘vùng biển tranh chấp’ cụ thể. Thay vào đó sẽ đưa ra một số câu hỏi cần được trả lời để giúp các bên tranh chấp trên Biển Đông có thể định nghĩa và nhất trí với các vùng, cụ thể là ‘vùng biển tranh chấp’, để phục vụ quá trình phát triển chung.

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Pphát triển chung sẽ được thực hiện thông qua chính sách gác lại tranh chấp chủ quyền như đã đề cập ở trên. Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ gợi ý hoặc mô hình nào nhằm tìm cách xác định chủ quyền ở Biển Đông giữa các bên tranh chấp. Trên thực tế, bất cứ khi nào vấn đề chủ quyền được đặt ra, Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhắc lại quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Bài thảo luận của tác giả nói về tình hình tại Biển Đông, những vấn đề liên quan đến an ninh, qua đó tác giả đưa ra một vài kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác tại khu vực Biển Đông.

  • Báo cáo


  •  (2018-6-12)

  • Những diễn biến tại Biển Đông gần đây cho thấy một điều gần như chắc chắn rằng hồ sơ vấn đề Biển Đông sẽ ngày một quan trọng đối với các cường quốc châu Á - Thái Bình Dương. Từ những đánh giá về những nỗ lực của ASEAN nhằm giải quyết vấn đề, bài viết đưa ra những lựa chọn trong chính sách của Nga đối với Biển Đông một cách phù hợp nhằm giảm căng thẳng vấn đề tranh chấp tại đây.

  • Báo cáo


  •  (2018-6-12)

  • Căng thẳng đang leo thang xung quanh những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong vài năm qua đã trở thành mối quan ngại chính về an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, ASEAN, được cho là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới, chưa đóng vai trò đáng kể trong việc làm dịu những tranh cãi nóng bỏng giữa các bên tranh chấp. Bài viết này phân tích rằng ASEAN có lợi ích, trách nhiệm, và khả năng để tham gia tích cực hơn trong vấn đề này và đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp.

  • Tài liệu dịch



  • Bài viết đề cập đến việc cần phân biệt giữa các điểm đảo và các vùng nước, giữa đảo và đá, tác giả cũng phân tích về cách tiếp cận giải quyết vấn đề cũng như các mối quan hệ lợi ích đan xen của các bên tại khu vực.