Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Báo cáo


  •  (2018-6-12)

  • Tham luận đề cập đến những diễn biến mới trong tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt chú ý phân tích đến lý do tại sao Trung Quốc lại đang dùng mọi biện pháp để cố chứng minh là có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

  • Sách



  • Tiếp nối thành công của Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 2009 và nhằm mở rộng, củng cố diễn đàn để các nhà nghiên cứu chia sẻ, thảo luận những quan điểm của mình về những vấn đề và các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông, cũng như tìm kiếm những giải pháp từ góc độ học thuật đối với những tranh chấp hiện nay ở khu vực Biển Đông, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực”. Hội thảo đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 11-12 tháng 11 năm 2010 với sự tham gia của 67 học giả quốc tế từ 25 nước và vùng lãnh thổ (T...

  • Tiêu điểm


  •  (2018-6-4)

  • Bài viết này sẽ xem xét mối quan hệ biện chứng giữa biên giới và kinh tế. Trước hết, bài viết sẽ mổ xẻ những nội hàm kinh tế của khái niệm biên giới, khu vực biên giới, sau đó sẽ phân tích ý nghĩa kinh tế của công tác biên giới từ giai đoạn hoạch định biên giới tới quản lý biên giới. Bài viết cũng sẽ xem xét công tác biên giới trong mối quan hệ biện chứng giữa an ninh và phát triển đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa.

  • Tiêu điểm


  •  (2009-9)

  • Bài viết tập trung phân tích những tác động của chính trị nội bộ đến việc hoạch định chính sách của Phi-líp-pin trong tranh chấp Trường Sa - là nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hai trường hợp nghiên cứu tình huống là Thỏa thuận thăm dò địa chấn chung giữa Việt Nam - Trung Quốc - Phi-líp-pin năm 2004/2005 và Luật đường cơ sở của Phi-líp-pin năm 2009.

  • Tài liệu dịch



  • Từ việc phân tích tổng hợp các nhân tố dẫn đến căng thẳng và kéo dài trong tranh chấp Biển Đông, tác giả đề cập đến các giải pháp: song phương, đa phương, hợp tác về an ninh hàng hải nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp Biển Đông, trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò tiếp cận đa phương.

  • Tiêu điểm



  • Biển Đông từ lâu được xem là một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng và bất ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Có nhiều nhân tố dẫn đến thực trạng đó. Thứ nhất, vị trí địa chiến lược của biển Đông. Nhân tố nữa là những tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như đối với các khu vực hàng hải tại biển Đông. Nhân tố thứ ba là cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này. Nhân tố thứ tư là sự phát triển của Luật Biển.

  • Tiêu điểm


  •  (2009-12)

  • Đối với những người Trung Quốc đang muốn đất nước mình là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, của Công ước về Luật biển 1982 thì việc từ bỏ "đường đứt khúc 9 đoạn" sẽ khắc phục được tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, tạo niềm tin với các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phán phân định biển trong khu vực trở nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác và phát triển.

  • Tiêu điểm



  • Các giới ở Mỹ gần đây cho là lợi ích của Mỹ bị đe dọa do tranh chấp biển Đông leo thang đồng thời quan tâm hơn tới sự cải thiện lực lượng hải quân của Trung Quốc trong khu vực. Do đó, đã có ý kiến cho rằng chính sách “không can dự” của Mỹ không còn hoàn toàn bảo vệ lợi ích của Mỹ tại biển Đông, Mỹ cần dính líu hơn vào khu vực này. Mỹ dường như đang thay đổi từ “không can dự” tới “can dự một phần” trong chính sách đối ngoại với các nước ven biển và ASEAN tại biển Đông.