Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Tài liệu dịch


  •  (2011)

  • Đặt giả thuyết rằng Trung Quốc thực sự coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, bài viết về chiến lược trường Đại học Hải chiến Mỹ phân tích khả năng thành công của Trung Quốc trong việc bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình tại Biển Đông. Khía cạnh mà tác giả tập trung phân tích chủ yếu nhằm vào năng lực quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

  • Tài liệu dịch


  •  (2016-2)

  • Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc về UNCLOS là gì, cụ thể những bất đồng chính giữa các bên là gì? Bài viết sau đấy sẽ cố gắng giải đáp cho các câu hỏi này dựa trên hàng loạt tài liệu trong các sách luật và bài báo về quan điểm của Mỹ và Trung Quốc đối với luật biển, các tuyên bố chính thức cũng như chính bản thân UNCLOS.

  • Tài liệu dịch



  • Sự vượt trội của Trung Quốc tại Biển Đông đang tạo ra thách thức đối với việc xây dựng năng lực của hải quân và các lực lượng các cường quốc khác triển khai nhằm đảm bảo một trật tự khu vực mở về kinh tế và chính trị. Cụ thể, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang tạo ra thách thức có tính chiến lược đối với trật tự biển mở, toàn cầu và tự do tại Đông Nam Á.

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-5-30)

  • Cách hiểu rộng về chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc cho thấy một nước Trung Hoa có tư tưởng bành trướng hơn, thực dụng hơn, và ít quan tâm tới “phát triển hòa bình” hơn nhiều nhà phân tích thường lập luận.

  • Tài liệu dịch



  • Bất kể lý do phía sau yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo trong Biển Đông là gì, một điều có thể thấy: khẳng định không ngừng của chính quyền Trung Hoa về chủ quyền đối với các đảo chỉ là phần nổi của những tham vọng không ngừng gia tăng theo sự thay đổi của tình hình quốc tế trong 50 năm qua, mà quan trọng nhất là việc phát hiện trữ lượng dầu mỏ khổng lồ trong thềm lục địa của Biển Đông. Mặc dù, bề ngoài, cuộc tranh luận đang diễn ra hiện nay chỉ liên quan tới chủ quyền đối với các đảo trong Biển Đông, với tổng diện tích của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gộp lại vào khoảng 10 – 12 km2, thực chất, tranh chấp này liên quan tới chủ quyền đối với vùng thềm lục địa của Biển Đông.

  • Tiêu điểm


  •  (2009-3)

  • Sách báo Trung Quốc gần đây thường viện dẫn các địa danh như Trướng Hải, Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường, Thạch Đường, Cửu Nhũ Loa Châu, Thất Châu Dương... làm minh chứng cho chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo giữa Biển Đông đã có từ hàng nghìn năm trước. Các địa danh Trướng Hải, Vạn Lý Trường Sa, Thiên Lý Thạch Đường, Thạch Đường, Cửu Nhũ Loa Châu thật ra chỉ là những địa danh phiếm chỉ một vùng biển đảo nguy hiểm, hư hư, ảo ảo nằm ngoài đảo Hải Nam và đương nhiên là không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Riêng Thất Châu Dương là vùng biển đảo có thật, được ghi chép rất rõ ràng trong thư tịch và bản đồ cổ Trung Quốc, gần huyện Văn Xương của đảo Hải Nam, thì lại bị người...

  • Tiêu điểm


  •  (2018-6-5)

  • Bài viết đưa ra những phân tích, đánh giá ngắn gọn về những thành tựu đạt được trong việc xây dựng thể chế liên quan đến những cơ chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển tại Biển Đông. Những cơ chế được phân tích bao gồm Hội thảo về Quản lý xung đột tiềm tàng trên Biển Đông, Tuyên bố về Cách ứng xử của các Bên trên Biển Đông và Dự án “Ngăn chặn xu hướng xuống cấp của môi trường tại Biển Đông và Vịnh Thái Lan”. Ngoài ra, các tác giả cũng sẽ nghiên cứu việc xây dựng thể chế trong hai cơ chế thuộc khu vực các vùng biển Đông Á là Cơ quan Điều phối biển Đông Á và Tổ chức đối tác quản lý môi trường biển Đông Á. Những phân tích liên quan trong bài viết cho thấy những kết quả khá thất vọng ...

  • Tiêu điểm


  •  (2015)

  • Vấn đề Biển Đông giờ đã đồng thời trở thành “thuốc thử” cho ý định “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, vị trí thống lĩnh của Mỹ ở khu vực và sự thống nhất của ASEAN. Bài viết sẽ tìm hiểu lợi ích và chính sách của từng bên ở Biển Đông, phân tích mối quan hệ giữa tam giác này trong những năm gần đây và đưa ra một số gợi ý cho sự ổn định khu vực.