Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Tài liệu dịch



  • Phần lớn các bình luận về Biển Đông tập trung vào việc đánh giá và phân tích rủi ro; đo khả năng và động cơ của các xung đột tiềm tàng. Tuy nhiên, không có nhiều những gợi ý cụ thể về chính sách nhằm quản lý căng thẳng và hướng tới một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Bên cạnh các cuộc tranh luận đang diễn ra về một Bộ Quy tắc ứng xử khả thi, điều cần hơn chính là bàn thảo sâu sắc về các chính sách giúp thúc đẩy hợp tác và giảm thiểu xung đột ở Biển Đông.

  • Tài liệu tham khảo khác


  • Authors: Viện chiến lược và khoa học công an, Bộ Công an (2016)

  • Tài liệu tham khảo được chia thành 2 nội dung chính gồm: (1) Hoạt động khủng bố và phòng ngừa, đấu tranh chống khủng bố tại Đông Nam Á, (2) Những vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia Việt Nam. Trong đó tài liệu tập trung phân tích tác động nhiều mặt của các tổ chức khủng bố đến an ninh Việt Nam, từ đó đề xuất và triển khai các giải pháp phòng ngừa.

  • 2014


  • Authors: Trần Thái Bình (2014)

  • Bài viết trình bày và phân tích phản ứng của thế giới trước hành động hàng trăm tàu lớn của Trung Quốc, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay yểm hộ trên không đã đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 áp đặt vào vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bài viết cũng phân tích cách hành xử hợp lý của Việt Nam được thế giới đồng tình ủng hộ.

  • Sách



  • Cuốn sách tập hợp tham luận của các học giả trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ 4 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 19-21/11/2012. Các bài viết trong cuốn sách này đều chỉ ra được những nguồn gốc của căng thẳng Biển Đông thời gian gần đây, phân tích đa chiều các khía cạnh chính trị, pháp lý của vấn đề, đồng thời nỗ lực đề xuất những lĩnh vực mà các quốc gia liên quan cần nhanh chóng triển khai hợp tác để giảm thiểu khả năng mâu thuẫn lan ra thành xung đột, đối đầu. Phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng vẫn tồn tại những lợi ...

  • Báo cáo


  •  (2018-6-6)

  • Bắc Kinh nhận thức sâu sắc về hiệu quả hạn chế của việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhất là khi sự trỗi dậy của Trung Quốc đi liền với những nghi ngại của các nước; Trung Quốc khó mà triển khai bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nhiều rủi ro nào chống lại bên yêu sách. Do đó, các bên yêu sách rất muốn có một tạm ước nào đó; nguyên trạng cùng tồn tại hiện nay trong cái Ao của Trung Quốc cho phép các bên yêu sách một không gian nào đó để thể hiện lập trường riêng của họ theo một cách hòa bình (như việc đưa ra các phản đối ngoại giao) có khả năng đem lại sự ổn định chính trị ở Biển Đông.Trong giới hạn đó, vẫn còn an toàn khi bơi trong cái Ao của Trung Quốc./

  • Báo cáo


  •  (2018-6-6)

  • Trong hoàn cảnh hiện tại, chưa có giải pháp triệt để nào trong số những giải pháp trên có vẻ khả thi. Nhưng có lẽ chúng ta không nên tuyệt vọng. Những mối liên hệ giữa các bên tranh chấp Béc-lin nhìn chung là xấu toàn diện và tất cả các cuộc khủng hoảng đều rất khác nhau. Song trên Biển Đông, quan hệ quốc tế nhìn chung đang phát triển khi mà thương mại trong khu vực ngày càng gia tăng. Mặc dù có sự khác biệt cơ bản, việc tạo ra những tiến triển, hơn là ngồi trên bãi cát và đợi một cơn gió lành, sẽ giúp bầu không khí quốc tế được cải thiện rất nhiều.

  • Báo cáo



  • Xung đột xung quanh chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông thuộc loại xung đột tương đối mới mà trước đây đã bị các cơ chế của “Chiến tranh Lạnh” che lấp. Hiện nay, trong điều kiện trật tự thế giới mới đang được hình thành, những xung đột này đang nổi lên trên tuyến đầu trong cuộc đấu tranh và cạnh tranh giữa các nước ASEAN với nhau, cũng như giữa một số nước thành viên ASEAN, và ASEAN như là một khối thống nhất với các cường quốc nằm ngoài khu vực trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Nhật Bản..."

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu các cách giải thích và áp dụng điều 121, đặc biệt là khoản 3 đối với năm đảo đang nằm trong tranh chấp đã nêu trên. Bài viết, tiếp theo phần giới thiệu chung, sẽ giới thiệu sơ lược về sự phát triển của khái niệm “quy chế các đảo” tại Hội nghị lần thứ III của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (từ này được gọi là UNCLOS III) trong phần II. Phần III sẽ dành để xem xét các quan điểm của các chuyên gia về luật biển đối với cách giải thích và áp dụng của điều 121 khoản 3. Trong phần IV, một vài thực tiễn quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều 121 khoản 3 sẽ được xem xét còn phần V được dành để nói về các khả năng giải thích và áp dụng điều 121(...

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Bài viết khẳng định có thể rút ra những bài học từ cách tiếp cận quản lý các vấn đề biên giới, lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời cho rằng cách tiếp cận của Việt Nam và Trung Quốc là phù hợp và có tác động đối với tình hình Biển Đông.Việc tóm tắt những thành tựu chính của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy việc phân định biên giới trên bộ đã hoàn tất và đó là điều cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của quan hệ song phương cũng như tiếp tục mở rộng hợp tác nhiều mặt giữa các tỉnh biên giới của hai nước. Về Vịnh Bắc Bộ, cả hiệp định phân định biên giới và hiệp định nghề cá đều đã có hiệu lực. Các cuộc đàm phán và thảo luận đang diễn ra về các tranh chấp lãnh thổ còn l...