Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Sách



  • Cuốn sách tập hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.

  • Sách


  •  (2014)

  • Nội dung cuốn sách viết về các quan điểm, tư tưởng quân sự Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giai đoạn 1858-1945 là giai đoạn diễn ra nhiều biến động, đổi thay hết sức dữ dội, sâu sắc, có tính chất bước ngoặt trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Gắn liền với quá trình lịch sử đó là sự xuất hiện và phát triển các quan điểm, tư tưởng quân sự của từng thời kỳ. Tập III thể hiện sinh động, chân thực, toàn diện những nội dung chính yếu nhất của tư tưởng quân sự Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố vừa đau thương, bi tráng, vừa hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.

  • Báo cáo


  •  (2018-6-12)

  • Dù Trung Quốc có một mực duy trì quan điểm Biển Đông là vấn đề khu vực, thì một thực tế rõ ràng rằng Biển Đông mang tầm quan trọng toàn cầu và đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, bởi vì chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông sẽ được liên hệ với thái độ của nước này trong quan hệ quốc tế trong tương lai, những mối quan ngại dấy lên ở các quốc gia trong và ngoài khu vực chứa đựng những rủi ro xung đột. Vì vậy, rõ ràng cần phải có những cơ chế giải quyết thích hợp hơn là những hành động mang tính hung hăng, đối đầu

  • Bài trích


  •  (2020-01)

  • Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống thực dân, đế quốc giành lại độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào (1945-1975), công lao to lớn của những người lính tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại chiến trường được lịch sử ghi nhận. Hình ảnh về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào có lẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của nhân dân hai nước. Bài viết nhìn lại quá trình chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và rút ra một số nhận xét.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG) để thực hiện nghiên cứu như: Chính sách pháp luật bảo vệ ANQG, chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam; thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG; các lĩnh vực chính sách pháp luật bảo vệ ANQG. Trên cơ sở khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam thời gian qua, luận án đã làm rõ phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ ANQG ở Việt Nam hiện nay.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Bài viết bàn về Tờ trình Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam và đưa ra kiến nghị hoàn thiện Tờ trình và Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.

  • Tiêu điểm


  •  (2018-6-4)

  • Bài viết này sẽ xem xét mối quan hệ biện chứng giữa biên giới và kinh tế. Trước hết, bài viết sẽ mổ xẻ những nội hàm kinh tế của khái niệm biên giới, khu vực biên giới, sau đó sẽ phân tích ý nghĩa kinh tế của công tác biên giới từ giai đoạn hoạch định biên giới tới quản lý biên giới. Bài viết cũng sẽ xem xét công tác biên giới trong mối quan hệ biện chứng giữa an ninh và phát triển đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa.

  • Tiêu điểm


  •  (2009-9)

  • Bài viết tập trung phân tích những tác động của chính trị nội bộ đến việc hoạch định chính sách của Phi-líp-pin trong tranh chấp Trường Sa - là nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hai trường hợp nghiên cứu tình huống là Thỏa thuận thăm dò địa chấn chung giữa Việt Nam - Trung Quốc - Phi-líp-pin năm 2004/2005 và Luật đường cơ sở của Phi-líp-pin năm 2009.