Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Bài trích


  •  (2020-10)

  • Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, một đội ngũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ không chỉ là mục tiêu chung của Nhà nước, mà tất cả các bộ, ngành trong bộ máy nhà nước đều đang cố gắng, nỗ lực để thực hiện tốt mục tiêu này. Bài viết đi sâu vào phân tích công tác hành chính trong lực lượng công an nhân dân hiện tại và đưa ra đề xuất cải cách trong thời gian tới.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Trong các yếu tố cấu thành dân số thì cơ cấu giới tính khi sinh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội. Nếu cơ cấu giới tính khi không cân bằng theo quy luật tự nhiên sẽ gây ra những hậu quả, hệ lụy xã hội khó lường, tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Với Việt Nam, để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, cần chủ động đề ra những chủ trương , chính sách, biện pháp để điều tiết quá trình vận động và phát triển dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, nhất là cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đột phá và kịp thời trong quản lý nhà n...

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Những năm qua, công tác cải cách hành chính mà trung tâm là đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước đã được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, góp phần xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đă có những chỉ đạo quyết liệt về đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

  • Bài trích


  •  (2020-04)

  • Trong thời gian qua, việc xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đã được chú trọng góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài sản công. Đặc biệt, sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 ra đời, công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã đạt được những kết quả tích cực, giúp quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công; phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy, tiếp tục tìm ra các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật này là yêu cầu cấp thiết.

  • Bài trích


  •  (2020-04)

  • Trong bối cảnh xã hội luôn có những thay đổi không ngừng, đặc biệt là trước những yêu câu đặt ra trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì nền hành chính nhà nước mỗi quốc gia đều phải có sự đổi mới để phát triển. Muốn sự thay đổi, đổi mới và phát triển bảo đảm theo chiều hướng tích cực, hạn chế rủi ro của người lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng là thay đổi tầm nhin thay đổi cơ chế vận hành, thay đổi các giá trị văn hóa... nhằm tạo nên sự thay đổi đúng hướng, phát triển bền vững, ổn định.

  • Bài trích


  •  (2020-05)

  • Bài viết đề cập đến một số nét lớn trong kết quả cải cách hành chính những khó khăn, thách thức và định hướng cho giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết số30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 với những mục tiêu kỳ vọng về cải cách hành chính. Khác với giai đoạn 2001-2010, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước như giai đoạn 2011-2020 đưa trở lại nội dung cải cách thủ tục hành chính như một trong 6 trụ cột của cải cách hành chính nhà nước. 10 năm thực hiện cải cách hành chính vừa qua là một hành trình của nõ lực với những kết quả và còn những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.

  • Bài trích


  •  (2020-05)

  • Quá trình phát triển từ hành chính công truyền thống sang quản lý công, quản lý công mới và quản lý nhà nước tốt nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển và phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, sự phát triển và sự thay đổi về tên gọi từ mô hình hành chính công truyền thống sang mô hình quản lý công, quản lý công mói và quản lý nhà nước tốt về bản chất và thực chất không có sự thay đổi nhiều ở phương diện chức năng quản lý, quản trị. Bài viết này đề cập đến quá trình và phát triển hành chính công sang quản lý công, quản lý công mới, quản lý nhà nước tốt và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nuớc ở Việt Nam.