Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Báo cáo


  • Authors: Ngân hàng thế giới (2014-12)

  • Báo cáo đề cập đến việc: Đánh giá khu vực tài chính Việt Nam; Cấu trúc của hệ thống tài chính; Cấu trúc và kết quả hoạt động cả khu vực ngân hàng; Phát triển thị trường vốn; Tiếp cận tài chính; Những diễn biến trong hoạt động tài trợ nhà ở, cơ sở hạ tầng tài chính; Báo cáo tín dụng; Quyền chủ nợ và cơ chế phá sản các hệ thống thanh quyết toán; Khuôn khổ thanh tra giám sát và quản lý; Tăng cường chương trình cải cách của Chính phủ

  • Cẩm nang


  •  (2020-12)

  • Mục đích của việc xây dựng Cuốn Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ cho Việt Nam là đưa ra các nội dung, phạm vi, phương pháp áp dụng đối với một phương pháp thống kê mới – GFS do IMF biên soạn và được khuyến khích sử dụng chung cho các nước trên thế giới. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thống kê tài chính của Việt Nam hiện nay, đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật để Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang báo cáo theo hệ thống thống kê tài chính chính phủ (GFS2014).

  • Chuyên đề nghiên cứu



  • Tài liệu nhận định chính sách này đưa ra các thông tin tổng quan về các yêu cầu công khai thông tin của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tại Việt Nam. Tài liệu này là một nội dung về Phân tích và Tư vấn thuộc Chương trình tín dụng Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh EMCC nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường công khai thông tin tài chính và phi tài chính của các DNNN

  • Báo cáo


  •  (1998)

  • Báo cáo mở đầu bằng việc xem xét lại tình hình hiện nay của kinh tế Việt Nam trong Chương 1; Chương 2: Báo cáo đánh giá những đối sách hiện tại, nhận định về tiến độ đạt được trong một số lĩnh vực và đề xuất phải hành động nhanh chóng hơn trong các lĩnh vực khác; Ở Chương 3: Báo cáo thực hiện phân tích chính sách tương tự trong hai lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam là lĩnh vực nông thôn và Chương 4 là lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Cuối cùng, báo cáo tìm hiểu triển vọng tương lai, xác định các nhu cầu về tài chính và xây dựng kiến nghị về số lượng cũng như chất lượng của sự trợ giúp của nước ngoài.

  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2012)

  • Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, dân số Việt Nam được dự đoán là sẽ già đi một cách nhanh chóng, làm cho việc xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại tại Việt Nam trở thành một ưu tiên hết sức cấp bách. Hệ thống bảo hiểm xã hội hiện tại đang gặp phải một số thách thức như tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực chính thức và phi chính thức, bất bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng bảo hiểm, thiếu sự bền vững về tài chính, và năng lực quản lý và thực hiện các chương trình bảo hiểm yếu. Cần thiết phải đổi mới để mở rộng độ bao phủ, khuyến khích bình đẳng, tăng cường tính bền vững về tài chính, và hiện đại hóa công tác quản lý bảo hiểm xã hội để đảm bảo an sinh thu nhập cho ...

  • Báo cáo


  •  (2013)

  • Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm kiếm giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Thách thức đối với Việt Nam không chỉ là giảm chi phí và thời gian hậu cần cho xuất khẩu mà còn là tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tạo giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, và hỗ trợ thương mại các mặt hàng giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu này hỗ trợ các hoạt động làm cầu nối về mặt chính sách trong tạo thuận lợi thương mại logistics và hỗ trợ việc hoạch định kế hoạch chiến lược tạo thuận lợi thương mại quốc gia. Chiến lược này, một khi được thực hiện, sẽ tăng cường sức cạnh tranh và giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

  • Báo cáo


  •  (2012)

  • Bản Tài liệu Chính sách này đề xuất các cải cách liên quan tới bốn chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất bao gồm những cải cách cần thiết đối với việc sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo quyền sử dụng đất của nông dân và nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đất. Kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp sẽ đem lại cho người sử dụng đất động cơ lớn hơn để đầu tư và chăm sóc đất đai. Những cải cách ưu tiên thứ hai nhằm tạo ra cơ chế Nhà nước thu hồi và bồi thường đất một cách minh bạch và công bằng. Trên cơ sở các cải cách ưu tiên thứ ba, Luật Đất đai mới sẽ tạo ra cơ hội để khẳng định lại và tăng cường các quyền sử dụng đất cho những nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, người nghèo và cộng...