Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Bài trích


  •  (2020-04)

  • Nghiên cứu sử dụng dữ liệu đánh bắt cá ngừ trong giai đoạn 2011-2017 để đánh giá hiệu quả đánh bắt đối với nghề đánh bắt cá ngừ đại dương tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại nghề này không hiệu quả, vì vậy, khuyến nghị Chính phủ cần có chính sách và hợp lý đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương nhằm nâng cao hiệu quả về quy mô duy trì mức hiệu quả kỹ thuật hiện tại để đảm bảo khai thác và phát triển bển vững nghề cá ngừ đại dương tại Việt Nam.

  • Bài trích


  •  (2020-02)

  • Nghiên cứu này đánh giá sản lượng bền vững tối đa và sản lượng hiệu quả kinh tế tối đa đối với đánh hất cá nghề đánh bắt cá ngừ đại dương tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu cá ngừ trong giai đoạn 2011-2018 với ba nghề chính khai thác cá ngừ đại dương là nghề câu, nghề rê và nghề vây. Nghiên cứu cho thấy, Việt Nam đang có nguy cơ đánh bắt quả mức cá ngừ dẫn đến đại dương do khai thác tự do. Về dài hạn, việc khai thác quá mức không chỉ có thể cạn kiệt nguồn lợi mà còn khiến cho đời sống cá ngư ngày càng khó khăn hơn, vì vậy khuyến nghị Chính phủ cần có chính sách, kế hoạch phát triển đánh bắt thủy sản dài hạn thay vì các chiến lược trợ cấp thúc đẩy khai thác trong ngắn hạn.

  • Bài trích


  •  (2020-10)

  • Trung Quốc là một quốc gia lớn trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, có sản lượng nông sản tươi như thịt, trứng gia cầm, sữa, rau và trái cây luôn dẫn đầu thế giới. Vi vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản của Trung Quốc là một vấn đề cần thiết, qua đó đề xuất giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững.

  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2016-10)

  • Tài liệu đề cập đến bối cảnh Việt Nam; đặc điểm của bộ số liệu VARHS và các bộ số liệu khác; những chuyển đổi ở địa phương; thương mại hóa trong nông nghiệp, kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn; các vấn đề về đất đai, thị trường quyền tài sản và Đầu tư; lao động và di cư; công nghệ thông tin và truyền thông; vốn xã hội và chính trị.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Hiện nay, các mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh đang dần thay đổi cách thức vận hành của kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, để có thể tiếp cận với thế giới, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra các nước, hay thu hút vốn đầu tư nhiều hơn nữa từ các đối tác nước ngoài vẫn còn là vấn đề đặt ra. Bài viết này đánh giá khả năng hội nhập quốc tế của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam, qua đó đề xuất một vài giải pháp phù hợp.

  • Bài trích


  •  (2020-05)

  • Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo, không kiểm soát đã và đang một trong những mối lo ngại lớn của các quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia có nguồn hải sản dồi dào nên Hoa Kỳ đã sớm có những quy định nhằm phòng chống hoạt động này. Bài viết làm rõ các quy định của pháp luật cũng như các chính sách của Hoa Kỳ về đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo, không kiểm soát, đồng thời đưa ra một số đánh giá về hiệu quả thực thi trên thực tế, từ đó rút ra một số kinh nghiệm Việt Nam.

  • Bài trích


  •  (2020-06)

  • So với Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp định về đàn cả di cư đặt ra nghĩa vụ liên quan đến bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trên biển cả, bao gồm các nghĩa vụ về nội dung và về thể chế. Các nghĩa vụ này vừa thúc đẩy các quốc gia thành viên phát triển nghề cá bền vững, nhưng lại cũng có tác động hạn chế việc hưởng quyền tự do đánh bắt cả trên biển cả trong ngắn hạn. Bài viết phân tích các nghĩa vụ chính theo Hiệp định cũng như các cơ hội và thách thức cho hoạt động khai thác hải sản trên biển cả của Việt Nam khi tham gia Hiệp định này.

  • Luận án



  • Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng các chính sách, áp dụng biện pháp điều chỉnh hiệu quả, đảm bảo thích ứng tốt nhất yêu cầu của WTO cùng với phát huy lợi thế so sánh của nền sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự linh hoạt trong thực thi chính sách. Luận án đề xuất khả năng vận dụng vào Việt Nam để xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp hậu WTO: (i) Chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam tập trung vào các công cụ phi thuế quan được WTO cho phép; (ii) Gia nhập thị trư...



  •  (2001)

  • Hệ thống hóa đặc điểm và nội dung cơ bản của tổ chức lưu thông phân bón vô cơ trong nền kinh tế thị trường. Phân tích thực trạng tổ chức lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam. Đề ra phương hướng và các biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quá trình lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam; Luận án TS. Kinh tế, Quản lý và KHHKTQD -- Trường Đại học Thương mại. Bộ giáo dục đào tạo