Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Luận án


  •  (2021)

  • Tỉ lệ tái phát thấp (8,9%), biến chứng liên quan đến LASER thấp (20%). Tỉ lệ bảo tồn nhãn cầu sau 5 năm là 91,9 % với 82% mắt được bảo tồn có thị lực giao tiếp từ 0,1 trở lên. Vị trí u ở chu biên và mắt có tổng số chu kỳ điều trị từ ≤ 2 có tiên lượng thị lực bảo tồn tốt nhất. Đường kính u > 3 mm và tình trạng mắt xuất hiện u mới làm tăng khả năng tái phát của bệnh. Khi u thoái triển thành sẹo hỗn hợp làm tăng nguy cơ cắt bỏ nhãn cầu. Những bệnh nhi có độ tuổi dưới 12 tháng khi nhập viện và tình trạng mắt đa u cần được lưu ý trong quá trình thăm khám và phải được theo dõi sát để phát hiện u tái phát kịp thời và giảm nguy cơ cắt bỏ nhãn cầu.

  • Luận án


  •  (2020)

  • 100% động mạch mông trên (ĐMMT) xuất phát từ động mạch châụ trong và xuất hiện ở vùng mông tại vị trí bờ trên cơ hình lê. ĐMMT xuất hiện ở vùng mông phía dưới đường nối gai chậu sau trên và mấu chuyển lớn xương đùi. Luận án nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam: Mô tả đặc điểm giải phẫu, đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên đồn mạch mông trên; và phạm vi cấp máu trên da các động mạch mông trên.

  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án cho kết quả ban đầu về đặc điểm bệnh lý sỏi ống tuyến nước bọt trên đối tượng người Việt Nam. Ứng dụng kỹ thuật nội soi ống tuyến để chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi ống tuyến nước bọt (tuyến dưới hàm, tuyến mang tai) cho đối tượng bệnh nhân Việt Nam, có thể triển khai tại những cơ sở y tế có đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực. Nghiên cứu đưa ra các bước kỹ thuật chi tiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi ống tuyến nước bọt Luận án đề xuất một số cải tiến về mặt kỹ thuật, dụng cụ và bảng phân loại sỏi như que nong, vỏ kim luồn, que lấy sỏi giúp cho các thao tác trong phẫu thuật được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

  • Luận án


  •  (2021)

  • Mức độ biểu hiện gen MMP-12 trong đàm có mối liên quan thuận với mức độ tắc nghẽn, mức độ nguy cơ, mức độ triệu chứng của bệnh nhân BPTNMT. Mức độ biểu hiện gen MMP-12 trong đàm càng cao, tương ứng với mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí càng nặng và nguy cơ nặng của bệnh càng cao. Biểu hiện gen MMP-12 trong đàm là chỉ dấu sinh học có thể hữu ích trên lâm sàng trong tiên đoán bệnh nặng và tiên đoán sự suy giảm FEV1 và chức năng phổi theo thời gian. Ngưng hút thuốc lá là một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm biểu hiện gen MMP-12 trong đàm, giúp giảm bớt tình trạng suy giảm chức năng phổi ở BPTNMT.

  • Luận án


  •  (2021)

  • Nghiên cứu can thiệp đơn nhóm nhãn mở được tiến hành trên 95 trẻ em bị nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 2016. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tính hiệu quả và an toàn của cắt đốt NNKPTT bằng năng lượng có tần số radio qua catheter với thời gian theo dõi trung bình 7,5 ± 2,3 tháng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả cắt đốt (thành công, tái phát) cũng như biến chứng của thủ thuật khi so sánh giữa các nhóm bệnh nhân theo độ tuổi, cân nặng, có bệnh tim bẩm sinh hay không. Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh hiệu quả cắt đốt (thành công, tái phát) giữa các nhóm HC WPW, NNVLNT...

  • Luận án



  • Nghiên cứu can thiệp lâm sàng đánh giá đáp ứng điều trị nha chu không phẫu thuật qua các chỉ số nha chu lâm sàng, thông số vi khuẩn và miễn dịch trên 40 bệnh nhân nam viêm nha chu mạn (20 bệnh nhân hút thuốc lá (HTL) và 20 bệnh nhân không hút thuốc lá (KHTL)) tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM; phối hợp nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu phân tích ảnh hưởng của HTL trên hiệu quả điều trị viêm nha chu. Điều trị viêm nha chu làm giảm rất có ý nghĩa nồng độ MMP-8 dịch nướu (p < 0,01) ở nhóm KHTL tại vị trí lấy mẫu, trong khi giảm không có ý nghĩa ở nhóm HTL (p > 0,05) sau 3 tháng điều trị. Nguy cơ phá hủy mô nha chu do MMP-8 dịch nướu không giảm ở bệnh nhân HTL.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Nghiên cứu thực vật học đã được thực hiện để cung cấp thêm thông tin về đặc điểm phân bố, sinh thái, hình thái và vi học của 10 loài trong họ Thạch tùng được tìm lấy ở tỉnh Lâm đồng và Kon Tum. Những đặc điểm thực vật đặc trưng này rất cần thiết để giúp cho việc định danh các loài gần giống nhau trong họ.Lần đầu tiên phương pháp điện di mao quản vùng được xây dựng và thẩm định để định lượng huperzin A trong dược liệu Thạch tùng răng. Phương pháp HPLC được xây dựng, thẩm định và ứng dụng để đánh giá trữ lượng huperzin A trong 10 loài trong họ Thạch tùng ở Việt Nam.