Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án cung cấp những dữ liệu về đặc điểm các thông số điện não (năng lượng, tần số, biên độ) của các sóng điện não ở người bệnh TTPL có so sánh với ở trên người bình thường, đã ghi nhận những khác biệt có ý nghĩa về những thông số nêu trên ở một số vùng não giữa hai nhóm đối tượng. Luận án cũng cho thấy không có sự khác biệt về tần suất và kiểu gen alen của hai đa hình trên gen ZNF804A và COMT trong bệnh TTPL. Các kết quả nghiên cứu gợi ý tới những nghiên cứu đi sâu hơn về cả điện sinh lý và di truyền trong bệnh TTPL.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Xác định được sự thay đổi thể tích một số cấu trúc não ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng như: thể tích nội sọ, thể tích não thất bên và não thất ba, thể tích thùy trán, thể tích hải mã và thể tích nhân đuôi. Tìm được mối liên quan giữa cấu trúc não và một số triệu chứng lâm sàng như: triệu chứng loạn thần, ý định và hành vi tự sát, thời gian mang bệnh. Nồng độ serotonin trong huyết tương, dịch não tủy của bệnh nhân trầm cảm nặng giảm rõ rệt so với người bình thường. Nồng độ serotonin có mối liên quan đến nột số yếu tố như tuổi, giới, thời gian mang bệnh, số lần vào viện và liên quan đến một số triệu chứng lâm sàng như: cảm xúc, loạn thần và hành vi tự sát.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Nghiên cứu được thực hiện đánh giá đầy đủ hoạt động kê đơn của bác sĩ thông qua đánh giá việc thực hiện quy định kê đơn và các chỉ số sử dụng thuốc một cách toàn diện, đồng thời đánh giá sự hài lòng của người dân về cơ sở y tế. Đã tiến hành so sánh hiệu quả của một số giải pháp can thiệp tại 3 cơ sở y tế làm cơ sở để triển khai rộng các giải pháp này tại các cơ sở từ việc rút kinh nghiệm của 3 cơ sở trên, góp phần nâng cao thực tế hành nghề cũng như quản lý tại Thành phố Cần Thơ - một thành phố lớn, phát triển nhất của đồng bằng sông Cửu Long với số lượng cơ sở khám chữa bệnh khá lớn (11 cơ sở) nên kết quả nghiên cứu sẽ có tính đại diện và có giá trị khoa học.

  • Luận án



  • Xác định được đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực và hàm lượng của một số dấu ấn ung thư ở bệnh nhân nghi ung thư phổi có giá trị trong gợi ý chẩn đoán bệnh. Đó là ho ra máu (18,34%), đau ngực (44,38%). Các hình thái tổn thương chính trên cắt lớp vi tính lồng ngực phần lớn dạng khối (54,49%). Hàm lượng các dấu ấn ung thư tăng cao rõ rệt ở nhóm bệnh nhân nghi ung thư phổi. Chẩn đoán cuối cung cho thấy tỷ lệ ung thư phổi trong nhóm nghi ung thư là rất cao (76,40%).

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh adenoma tuyến yên tồn dư hoặc tái phát sau phẫu thuật. Xạ phẫu bằng Dao Gamma cho adenoma tuyến yên tồn dư hay tái phát có kết quả rất tốt, giúp làm giảm các triệu chứng lâm sàng. Xạ phẫu bằng Dao Gamma cho adenoma tuyến yên tồn dư hay tái phát giúp kiểm soát sự tăng trưởng kích thước và duy trì nồng độ nội tiết trong máu trở về mức bình thường sau sáu tháng.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu về biểu hiện microRNA-21, microRNA-122 huyết tương ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nhiễm vi rút viêm gan B. Kết quả nghiên cứu chỉ ra biểu hiện microRNA-21, microRNA-122 tăng cao trong huyết tương bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan so với nhóm chứng. MicroRNA-21, microRNA-122 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn AFP trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan so với nhóm chứng. Khi phối hợp icroRNA-21, microRNA-122 với AFP làm tăng hiệu quả chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án phân tích đơn biến thấy thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh của bệnh nhân ung thư trực tràng có liên quan đến cách thức phẫu thuật, mức độ xâm lấn, di căn hạch và giai đoạn ung thư, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05- 0,001. Phân tích đa biến thấy mức độ xâm lấn của khối u là yếu tố tiên lượng độc lập của thời gian sống thêm toàn bộ (HR= 6,40; KTC 95%: 1,43- 28,48) và sống thêm không bệnh ở bệnh nhân ung thư trực tràng (HR= 3,09; KTC 95%: 0,95- 9,96). Cách thức phẫu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập của thời gian sống thêm không bệnh với HR= 5,38 (KTC 95%: 1,63 - 17,72), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 - 0,01.