Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2009)

  • Phân tích tác động của các thoả thuận thương mại khu vực giữa ASEAN và các nước đối tác về phúc lợi kinh tế và sản lượng của Việt Nam. Xem xét các đặc điểm chính của thỏa thuận giao dịch giữa ASEAN và các đối tác thương mại lớn của nó. Đánh giá một số lập luận lý thuyết về FTA và các nghiên cứu trước đây về FTA Đông Á. Mô tả các kịch bản mô hình và mô phỏng. Trình bày kết quả và cung cấp một số giải thích và một số khuyến nghị chính sách.

  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2010)

  • Tập trung phân tích chi tiết, làm rõ những diễn biến kinh tế - tài chính trong suốt năm 2009, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn bộ nền kinh tế, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn theo từng chủ đề cụ thể

  • Thông tin chuyên đề


  •  (2008)

  • Nghiên cứu tác động toàn cầu của kiều hối quốc tế đối với các nước nguồn, nơi Việt Nam được xem như một nghiên cứu điển hình. Những phát hiện từ bài báo củng cố quan điểm rằng ảnh hưởng của kiều hối đến các nước đang phát triển là hỗn hợp và phức tạp. Kết quả cho thấy, trong bối cảnh Việt Nam, nơi dòng tiền gửi tăng được kết hợp với sự hội nhập ngày càng tăng của nền kinh tế vào thị trường quốc tế, tất cả các yếu tố giá đều có xu hướng tăng, và các ngành công nghiệp mạnh mẽ chịu ảnh hưởng và có xu hướng ký kết hợp đồng. Điều này hàm ý rằng tác động dài hạn của kiều hối có thể là âm ở phía cung, và có thể bù đắp tác động tích cực ngắn hạn lên phía cầu.

  • Tài liệu dịch


  •  (2017)

  • Cung cấp một số dữ liệu thực chứng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình tạo nên một nhà kinh tế. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc dạy kinh tế ở bậc sau đại học; phần lớn chúng không được công khai. Tuy nhiên một vài quan điểm dựa trên bề nổi và thường bị phê phán nhiều nhất. Nghiên cứu về giáo dục sau đại học sẽ cung cấp một số thông tin giúp đánh giá về các quan điểm này.

  • Tài liệu dịch


  •  (2017)

  • Chỉ trước đó một thời gian ngắn, các nhà kinh tế không có kế hoạch cũng chẳng có chút quyền hạn nào trong việc giải quyết các khó khăn kinh tế đặc thù. Và những lời khuyên từ các nhà kinh tế đối với các chính trị gia chỉ như đàn gảy tai trâu. Vậy, điều gì đã giúp các nhà kinh tế trở nên có trọng lượng hơn trong mắt các nhà hoạch định chính sách? Câu trả lời không chỉ nằm ở sự chuyên chú đối với các chính sách, mà quan trọng hơn, chính là việc những tư vấn của họ xuất phát từ những ý tưởng kinh tế mới.

  • Tài liệu dịch


  •  (2017)

  • Trong khi những nhân vật hàng đầu trong lịch sử kinh tế học giai đoạn đầu cho rằng kinh tế học không thể tách rời triết học và những đặc tính của con người, đã có những bước tiến, đặc biệt là trong những thập kỉ gần đây, hướng đến việc kinh tế học trở thành một lĩnh vực kỹ thuật tối thiết với những phạm vi nghiên cứu chuyên biệt. Chắc chắn rằng, sự chuyên biệt đã tạo ra những tiến bộ lớn trong khoa học kinh tế. Dù vậy, những sự kiện gần đây xung quanh khủng hoảng tài chính đã củng cố luận điểm của một vài người rằng kinh tế học cần có những không gian tạo điều kiện cho sự tương tác liên ngành và có được tầm nhìn rộng hơn.

  • Tài liệu tham khảo khác



  • Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã kết thúc với thắng lợi thuộc về phe ủng hộ rời bỏ EU. Chính phủ mới của thủ tướng Theresa May cũng đã xác nhận thời điểm khởi động Brexit là trước Quý 2/2017. Sự kiện này có tác động không nhỏ tới nền kinh tế Anh cũng như kinh tế thế giới toàn cầu. Với Việt Nam, Brexit sẽ không có nhiều tác động tới kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn, khi mà quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Anh là không thực sự lớn trong mối tương quan với các đối tác khác như Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản

  • Thông tin chuyên đề


  •  (2009)

  • Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc tuổi của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, nhân khẩu học của Việt Nam đã thay đổi đáng kể với sự gia tăng lực lượng lao động cũng như tỷ lệ phụ thuộc giảm. Sự thay đổi này tạo cơ hội lớn cho nền kinh tế để tăng cường tăng trưởng kinh tế của mình trong ngắn hạn và trung hạn.

  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2008)

  • Xem xét l ại quan điểm kích cầu trong lý thuyết cũng như sự vận dụ ng hiện nay trên thự c tế, qua đó thấy rằng, yếu tố kích cầu các gói chi tiêu chính chủ tại các nước Anh - Mỹ và Trung Quốc trên thực tế mờ nhạt hơn nhiều so với tuyên bố. Tiến hành thảo luận về độ bền vững của ngân sách chính phủ trong trường hợp Việt Nam theo đuổi những gói kích cầu như đã công bố.

  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2008)

  • Khảo sát một cách tổng quan nhất mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Thảo luận những cơ sở lý thuyết, quan điểm và thực trạng của một số nước trên thế giới. Trình bày tóm tắt các mô hình lý thuyết được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, điểm qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kết luận.