Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Bài trích


  •  (2020-02)

  • Từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác - Lenin đã bị xuyên tạc, bóp méo một cách giáo điều hay cơ hội đủ loại. Đặc biệt sau khi CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ thì các thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin lại càng lớn về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và thâm độc về mức độ. Bài viết góp phần làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bác lại những quan điểm sai trái, thù địch.

  • Bài trích


  •  (2020-01)

  • Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển xã hội là hướng đến xây dựng một xã hội công bằng quan hệ hài hòa giữa các giai tầng xã hội, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội. Mục đích phát triển xã hội tất yếu đặt ra nhu cầu đổi mới hoạt động quản lý xã hội, vốn gắn với trách nhiệm của chủ thể nhà nước. Bài viết tóm lược quá trình phát triển lý luận về quản lý khu vực công, chỉ ra những giới hạn của tư duy quản lý hành chính truyền thống, quản lý công mới, và giới thiệu những phát triển mới nhất về tư duy quản trị xã hội hiện đại, từ đó gợi mở những vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ liên quan đến quản lý hay quản trị tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Xuất phát từ đặc trưng về trình độ của lực lượng sản xuất ở Việt Nam là hiện đại, bán hiện đại, thô sơ đan xen, kết hợp nên quan hệ sản xuất ở Việt Nam nhất định phải là đa dạng, nhiều thành phần; kiến trúc thượng tầng của chúng ta cũng chưa thể có đặc trưng thuần nhất xã hội chủ nghĩa ngay được. Vận dụng Lý luận hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam chúng ta cần: đào tạo người lao động có kỹ năng và phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo để xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại; Cùng với giải pháp từ kiến trúc thượng tầng phải có giải pháp từ cơ sở hạ tầng để dần hình thành đặc trưng xã hội chủ nghĩa của kiến trúc thượng tầng - củng cố quan hệ sản xuất, quan hệ ...

  • Bài trích


  •  (2020-08)

  • Trong hệ thống các thiết chế, thể chế giải quyết vấn đề nhân quyền thì cơ quan nhân quyền quốc gia giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Bài viết tập trung làm rõ sự cần thiết của vấn đề việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia và chủ trương của Liên Hợp quốc về này. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất những định hướng lớn trong việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam hiện nay.

  • Bài trích


  •  (2020-01)

  • Việt Nam là một quốc gia có số lượng lao động xuất khẩu lớn trong khu vực Châu Á, Sau 30 năm đổi mới, cùng với chính sách mở cửa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, công dân Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đó cho thấy sức mạnh và khả năng hội nhập, thích nghi cũng như vai trò quản bá văn hóa dân tộc của công dân Việt Nam. Tất nhiên, song hành với tình hình mới này là những thách thức đặt ra đối với công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng bất thường xảy ra ở nước sở tại như khủng bố dịch bệnh thiên tai, bão lụt...Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài trong tình huống khủng hoảng của một sổ...

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Xuất phát từ đặc trưng về trình độ của lực lượng sản xuất ở Việt Nam là hiện đại, bán hiện đại, thô sơ đan xen, kết hợp nên quan hệ sản xuất ở Việt Nam nhất định phải là đa dạng, nhiều thành phần kiến trúc thượng tầng của chúng ta cũng chưa thể có đặc trưng thuần nhất xã hội chủ nghĩa ngay được. Vận dụng Lý luận hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam chúng ta cần: đào tạo người lao động có kỹ năng và phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo để xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại. Cùng với giải pháp từ kiến trúc thượng tầng phải có giải pháp từ cơ sở hạ tầng để dần hình thành đặc trưng xã hội chủ nghĩa của kiến trúc thượng tầng - củng cố quan hệ sản xuất, quan hệ...

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án tiến hành hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về các tổ chức chính trị - xã hội; về vai trò, nội dung, phương thức, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Khảo sát, phân tích thực trạng; đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.

  • Bài trích


  •  (2020-04)

  • Quyền dân tộc tự quyết được V.I.Lênin bàn đến trong nhiều tác phẩm của ông. Trên cơ sở làm rõ tư tưởng của V.I.Lênin về quyền dân tộc tự quyết với các nội dung như quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia dân tộc được đặt ra khi có áp bức dân tộc bằng bạo lực để đảm bảo bình đẳng dân tộc và đảm bảo lợi ích chung của dân tộc, bài viết đấu tranh phản bác lại những luận điệu của các thế lực thù địch đang lợi dụng, xuyên tạc tư tưởng của V.I.Lênin để kích động tư tưởng ly khai, tự trị ở nước ta hiện nay.

  • Bài trích


  •  (2020-01)

  • Chủ nghĩa xã hội là gì? Đó là vấn đề luôn được đặt ra và được luận giải đối với các Đảng Cộng sản, đối với những dân tộc lựa chọn con đường phát triển đất nước mục tiêu XHCN, đặc biệt là trong những bước ngoặt của con đường phát triển ấy và cũng là vấn đề cần được làm rõ hơn trước thềm Đại hội XIII của Đảng. Bài viết này tập trung làm rõ bản chất, đặc trưng và các giải pháp xây dựng CNXH, đặc biệt là vấn đề kiên định mục tiêu CNXH ở nước ta hiện nay.