Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Tạp chí


  • Authors: Nguyễn Thị Vân Anh (1997)

  • Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là chủ trương của Đảng và nhà nước ta nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này. Phân tích một vài đặc điểm của hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta để thấy rõ được vấn đề.

  • 2013


  • Authors: Cao Đình Lành (2013)

  • Bài viết phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý về quyền của cổ đông thiểu số trong hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam theo các nhóm quyền: Quyền kinh tế. Quyền tham gia quản lý công ty. Quyền được thông tin và Quyền yêu cầu trọng tài hoặc tòa án bảo vệ quyền lợi. Trên cơ sở những phân tích và lập luận của mình, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo và bảo vệ tốt hơn quyền của cổ đông thiểu số trong hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

  • Tạp chí


  • Authors: Đồng Ngọc Ba (2005)

  • Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử xã hội đặc thù, doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm khác biệt so với xu hướng phổ biến trên thế giới. Một trong những khác biệt đó là vấn đề loại hình doanh nghiệp. Từ quan điểm phân loại doanh nghiệp dựa trên tiêu chí là tính chất sở hữu, pháp luật hiện hành phân chia doanh nghiệp thành các loại hình cơ bản: Doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước.

  • Bài trích


  • Authors: Huỳnh Thị Trúc Linh (2016)

  • Bài viết đề cập đến: (1) Định nghĩa cổ đông thiểu số của công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay. (2) Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số theo quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng. (3) Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần.

  • Tạp chí


  • Authors: Trần Quỳnh Anh (2012)

  • Tìm hiểu khái quát pháp luật Cộng hoà liên bang Đức về công ti trách nhiệm hữu hạn và mô hình công ti TNHH theo pháp luật Cộng hoà liên bang Đức. Là mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, công ti TNHH đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của pháp luật. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ti TNHH trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật của các nước, trong đó có Đức – quê hương của công ti TNHH là yêu cầu cấp thiết.