Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Bài trích


  •  (2020-10)

  • Cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang và sẽ phải đôi mặt với nhiều vấn đề, thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động, cũng như các tác động của biến đối khí hậu đến an ninh, an toàn trong cung ứng năng lượng... Do vậy, phát triển nguồn cung năng lượng tái tạo (NLTT), mà Việt Nam có tiềm năng, đặc biệt là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời..., được coi là một trong những giải pháp cần thiết và bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nưởc. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước về NLTT, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được khắc phục thời gian tới.

  • Bài trích


  •  (2020-10)

  • Các chính sách ưu đãi khuyến khích xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số59/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã tương đối thu hút đầy đủ và phù hợp với thực tiễn. Kết quả triển khai hai nghị đinh này cho thấy, đã bước đầu thu được các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công... Tuy nhiên, việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong những năm qua cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế cần có giải pháp khắc phục cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

  • Bài trích


  •  (2020-10)

  • Hiện nay, trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã có những thay đổi tích cực, bộ máy đang dần thu gọn lại, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý, thì tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời cấp tỉnh của CHDCND Lào vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong gian tới, cần có nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh theo hướng gọn nhẹ, chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả.

  • Bài trích


  •  (2020-10-21)

  • Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu góp phần bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này vẫn còn tồn tại một số bất cập gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử phạt trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở chỉ ra các bất cập trong quy định pháp luật về hình thức xử phạt này như: điều hành vi về chủ thể vì điều kiện để áp dụng không rõ ràng; việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của áp dụng hình thức xử phạt chưa hợp lý; chưa quy định quyền giải trình đối với trường hợp vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt... bài viết đề xuất giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện pháp luậ...

  • Bài trích


  •  (2020-09)

  • Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tích hợp liền mạch vào cuộc sống hàng ngày của con người; tác động đến nhiều khía cạnh của xã hội và công nghiệp, từ khám phá khoa học, chăm sóc sức khỏe và chẩn đoán y tế đến chính phủ điện tử, các thành phố thông minh, lĩnh vực bán lẻ, giao thông vận tải, định giá... Sự phát triển như vũ bão của máy móc cũng đồng thời làm phát sinh một số thách thức đối với xã hội và lĩnh vực pháp lý, nhất là những thách thức trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xác định ai chịu trách nhiệm pháp lý, và ở mức độ nào?