Discover

Phân quyền - Kinh tế : [5967]

Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 5967
  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Thúy Quỳnh (2024-09)

  • Mặc dù được xem là chìa khóa của sự phát triển kinh tế dài hạn, nhìn chung, khái niệm “tăng trưởng tiềm năng” vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng nói một cách dễ hình dung, thì tăng trưởng tiềm năng là “sản lượng bền vững tối đa của nền kinh tế”. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong cả trung và dài hạn. Bất kỳ phân tích có liên quan đến diễn biến theo chu kỳ, triển vọng tăng trưởng trung hạn hoặc quan điểm của các chính sách tài chính và tiền tệ đều được xác định dựa trên giả định liên quan đến tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Việc sử dụng rộng rãi như vậy trong lĩnh vực chính sách hầu như không có gì ngạc nhiên vì tăng trưởng tiềm năng là chỉ số tổng hợp tốt nhất về năng lực tổng cung ...

  • item.jpg
  • Tài liệu dịch


  • Authors: Vũ Thu Trang (2024-12-20)

  • Bản dịch về Hệ thống tiêu chuẩn hóa Châu Âu trong giai đoạn bước ngoặt. Trong phân tích của chúng tôi, đặc điểm chính của Hệ thống Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (ESS) là vai trò kép của nó, đó là phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp EU và các bên liên quan tư nhân khác trong khi cũng hỗ trợ thực hiện các chính sách công của EU. ESS cũng thể hiện bản chất kép, có cả chiều hướng công -như một hệ thống tự điều chỉnh tuân theo một bộ nguyên tắc quản trị-và chiều hướng tư -như một nỗ lực hợp tác được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh công khai giữa các lợi ích cụ thể khác nhau cũng như đạo đức chung và các chuẩn mực nghề nghiệp của một cộng đồng chuyên gia.

  • item.jpg
  • Tài liệu dịch


  • Authors: Phạm Thu Hường (2024-12-20)

  • Bản dịch về Quy định về tiêu chuẩn hóa Pháp. Phân tích này chủ yếu dựa trên số liệu thống kê chính xác về sản xuất quy định. Sẽ hữu ích nếu phát triển một phân tích chiến lược hơn về tác động của sản xuất (ví dụ: đối với một lĩnh vực sản xuất cụ thể hoặc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Ngọc Quỵnh, Trịnh Xuân Việt; Đậu Vĩnh Phúc, Bùi Tiến Phúc (2024-08)

  • Ngày nay, các tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã thực sự trở thành nền tảng, làm thay đổi vô cùng nhanh, mạnh, sâu mọi khâu của quá trình phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều đó cho thấy, Việt Nam muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng phải lấy tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng. Đây là vấn đề đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi để rút ra bài học cho mình trong đẩy mạnh phát triển kinh tế trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Ngô Thế Chi, Ngô Thị Minh (2024-08)

  • Sáu tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế, chính trị Thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia ngày càng gay gắt; gia tăng căng thẳng địa chính trị; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột quân sự Nga- Ukraina chưa có hồi kết, thậm chí ngày càng gia tăng. Song, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích tình hình phát triển kinh tế sáu tháng đầu năm 2024 và đề xuất giải pháp hoàn thành mục tiêu của cả năm 2024.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Trung Đức, Lê Thị Huyền Trang; Đặng Thanh Nga (2024-08)

  • Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Đây là nội dung quan trọng được đề cập đến trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như trong Kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2021-2025 và Chiến lược triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Đặc biệt, những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh liên kết vùng trong phục hồi phát triển kinh tế ở mỗi địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, dù có nhiều cải thiện, chất lượng và phạm vi hoạt động liên kết vùng còn chưa tương xứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Đỗ Ngọc Hảo, Lê Ngọc Nương (2024-07)

  • Bài viết đã phân tích thực trạng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại các tỉnh phía Đông khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển thông qua các nội dung về: Xây dựng chiến lược và ban hành chính sách phát triển du lịch cộng đồng; Tăng trưởng cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng; Tăng trưởng về số lao động, thu nhập và trình độ của người lao động; Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng; Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Phát triển thị trường du lịch cộng đồng; Phát triển kênh xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng và bảo tồn tài nguyên văn hóa và môi trường. Từ đó đưa ra một số đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) làm că...

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Thạnh Vượng (2024-07)

  • Từ việc chọn lọc các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của các nghiên cứu trước, tác giả đã xây dựng mô hình nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến gồm các nhóm sau: (1) Sự hấp dẫn của điểm đến; (2) Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; (3) Hình ảnh của điểm đến; (4) Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch, và; (6) Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Trong đó, 5 nhóm đầu được xác định là các biến độc lập, nhóm thứ 6 là biến phụ thuộc.

  • HVTC_He thong thanh toan BRICS.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Thanh Tuấn (2024-07)

  • Bài viết này là một phần của nghiên cứu toàn diện về triển vọng và các khả năng hình thành các hệ thống thanh toán mới bỏ qua đồng đô la Mỹ vì hiện BRICS đang phải đối mặt với vấn đề tạo ra một hệ thống thanh toán cho các quốc gia thân thiện, chẳng hạn như các nước EAEU, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các quốc gia khác, điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào đồng tiền dự trữ của các quốc gia không thân thiện, như Hoa Kỳ, các nước EU, Anh. Hệ thống này có tiềm năng thách thức sự thống trị của hệ thống SWIFT hiện tại, vốn do Hoa Kỳ kiểm soát, giảm thiểu sự phụ thuộc vào SWIFT, giúp thúc đẩy thương mại nội khối và quốc tế hóa đồng tiền BRICS.

  • HVTC_Chinh sach phat trien chuyen doi so.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Lê Thị Hậu (2024-07)

  • Trên thế giới, chuyển đổi số (CĐS) bắt đầu được nhắc nhiều vào năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam CĐS bắt đầu được nhắc đến nhiều vào năm 2018. Ngày 03/06/2020 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình CĐS quốc gia bao gồm chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Để công cuộc CĐS được thành công và hoàn thiện nhanh chóng thì chúng ta phải xem xét các yếu tố tác động lên quá trình CĐS. Theo ISSI có 3 yếu tố chính có tác động trực tiếp đến sự thành bại trong CĐS đó chính là: Con người, thể chế và công nghệ. Bài viết này tác giả hướng tới nghiên cứu yếu tố thể chế hay chi tiết hơn là các khung chính sách để thúc đẩy phát triển CĐS.

  • HVTC_Ung dung mo hinh VPTCS.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Thị Huyền Trang (2024-07)

  • Mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến thể hiện rõ nét mối quan hệ tương tác giữa nhà nước và công dân, tổ chức, là một trong những thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới một nền hành chính phục vụ, hiện đại và chuyên nghiệp. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong triển khai mô hình dịch vụ công trực tuyến có ý nghĩa quan trọng. Mô hình VPTCS với những đặc trưng của nó có một số điểm phù hợp, có giá trị tham khảo với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • VV00042003_Giac mo hoa rong Kinh te Viet Nam trong 25 nam mo cua va doi moi_2015.pdf.jpg
  • Sách


  •  (2015)

  • Sách tập hợp các bài viết của tác giả trong 25 năm qua, với những trăn trở và ước mơ đối với đất nước Việt Nam trong 25 năm mở cửa và đổi mới (1990-2015). Tác giả phân tích rõ ràng các vấn đề, sau đó là một số giải pháp ông đưa ra trên quan điểm của một nhà kinh tế để bạn đọc có cái nhìn tổng quan, cùng suy ngẫm tìm con đường mở ra cho nền kinh tế Việt Nam hóa rồng.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 5967