Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


  • previous
  • 1
  • next
Item hits:
  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các loại tội phạm xuyên quốc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao như buôn bán ma túy, vũ khí, buôn người, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao. Các loại tội phạm này đang hình thành các mạng lưới, tổ chức và là thách thức an ninh phi truyền thống, đe dọa sự ổn định, phát triển của các quốc gia, khư vực và toàn cầu. Xác định được nguy cơ, thách thức từ loại tội phạm này, Việt Nam và Cam-pu-chia tăng cường hợp tác để cùng nhau giải quyết và đạt được những kết quả nhất định. Bài viết nghiên cứu việc hợp tác xuyên biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trong phòng, chống các loại tộ...

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Năm 2020. Việt Nam và Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Qua 45 năm, quan hệ giữa hai nước chứng kiến nhiều bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Dù có trở lực khiến quan hệ song phương gặp khó khăn, song nhìn chung đặc điểm nổi bật trong môi quan hệ này khá tích cực. Bài viết điểm lại những nét chính trong quan hệ Việt Nam - CHLB Đức, chỉ rõ những cơ hội và thách thức trong quan hệ giữa hai bên, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm tiếp tục tăng cường mối quan hệ song phương này trong thời gian tới.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Năng lượng là nhân tố trọng yếu đối với an ninh - kinh tế của mỗi quốc gia. Đảm bảo an ninh năng lượng vì thế trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu và ngoại giao năng lượng cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Đây được xem là lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp và cần thiết, đóng góp tích cực cho lợi ích quốc gia - dân tộc trên cả ba khía cạnh an ninh, phát triển và nâng cao vị thế. Với thế và lực của từng quốc gia kết hợp với những vận động của bối cảnh quốc tế, mức độ, hình thức triển khai các chiến lược năng lượng và ngoại giao năng lượng có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, từ song phương đến đa phương, chủ yếu xoay quanh hai dạng: ngoại giao vì năng lượng ...

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn và gia tăng cạnh tranh chiến lược đã khiển tập hợp lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương đi theo các hướng lớn như do Mỹ dẫn dắt, do Trung Quốc dẫn dắt, do các nước khác dẫn dắt và theo lĩnh vực. Sự dịch chuyển tập hợp lực lượng này tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở cấp độ cục diện, cấu trúc khu vực, các nước và các vấn đề. Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức Việt Nam cần trong bổi cảnh mới. Để có thể ứng xử phù hợp, Việt Nam nhận thức rõ các xu hướng tập hợp lực lượng phương châm và từ đó đề ra các biện pháp thích hợp.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn về xây dựng lòng tin (CBMs) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua trả lời các câu hỏi: Vì sao đặc điểm triển khai CBMs ở châu Á-Thái Bình Dương khác với CBMs truyền thống? Bài học kinh nghiệm rút ra từ triển khai CBMs ở khu vực là gì? Bài viết gồm ba phần. Phần một phân tích cơ sở lý thuyết về lòng tin. Phần hai tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin, lý giải sự khác biệt về triển khai CBMs ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương so với CBMs truyền thống. Phần ba rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các nước khu vực trong việc áp dụng CBMs.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Ngày nav trên thế giới có khoảng 50 cặp quan hệ song phương được coi là quan hệ đặc biệt, điển hình như quan hệ Anh - Mỹ, Nga - Bê-la-rút, Ấn Độ - Bu-tan, I-ta-li-a - Nam Lào... Va-ti-căng, Việt Nghiên cứu về quan hệ đặc biệt trở nên phổ biển trong ba thập kỳ gần đây. Tuy nhiên, các học thuyết quan hệ quốc tế giải thích về sự hình thành và phát triển của mối quan hệ đặc biệt vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Việc tìm hiểu lý thuyết về quan hệ đặc biệt trong quan hệ quốc tế nói chung có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các quan hệ đặc biệt của Việt Nam với một số đối tác quan trọng và phục vụ mục tiêu phân tích chính sách đối ngoại.

  • previous
  • 1
  • next