Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-6)

  • Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quát về an ninh biển tại Đông Nam Á và đưa ra đánh giá về các biện pháp hợp tác đã được tiến hành nhằm ngăn chặn nạn cướp có vũ trang và cướp biển, các sự cố trên biển, tìm kiếm cứu hộ, nhận thức về lĩnh vực hàng hải cũng như chia sẻ thông tin.

  • Báo cáo


  •  (2018-6-6)

  • Bắc Kinh nhận thức sâu sắc về hiệu quả hạn chế của việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhất là khi sự trỗi dậy của Trung Quốc đi liền với những nghi ngại của các nước; Trung Quốc khó mà triển khai bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nhiều rủi ro nào chống lại bên yêu sách. Do đó, các bên yêu sách rất muốn có một tạm ước nào đó; nguyên trạng cùng tồn tại hiện nay trong cái Ao của Trung Quốc cho phép các bên yêu sách một không gian nào đó để thể hiện lập trường riêng của họ theo một cách hòa bình (như việc đưa ra các phản đối ngoại giao) có khả năng đem lại sự ổn định chính trị ở Biển Đông.Trong giới hạn đó, vẫn còn an toàn khi bơi trong cái Ao của Trung Quốc./

  • Báo cáo



  • Xung đột xung quanh chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông thuộc loại xung đột tương đối mới mà trước đây đã bị các cơ chế của “Chiến tranh Lạnh” che lấp. Hiện nay, trong điều kiện trật tự thế giới mới đang được hình thành, những xung đột này đang nổi lên trên tuyến đầu trong cuộc đấu tranh và cạnh tranh giữa các nước ASEAN với nhau, cũng như giữa một số nước thành viên ASEAN, và ASEAN như là một khối thống nhất với các cường quốc nằm ngoài khu vực trong tam giác Trung Quốc-Mỹ-Nhật Bản..."

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Bài viết đề cập đến chính sách của Mỹ về Biển Đông trong thời gian tới. Theo GS, thì cách nhìn nhận của Mỹ về Biển Đông dưới nhiều lăng kính khác nhau tùy thuộc vào các thành phần trong chính quyền Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp cũng như các giai đoạn khác nhau trong bối cảnh quốc tế thay đổi.Qua đó, GS cũng nhấn mạnh đến lợi ích của nước Mỹ tại Biển Đông.

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Tính từ văn kiện đa phương đầu tiên của khu vực về Biển Đông – Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông – được ký kết vào năm 2002, các bên có liên quan tới vấn đề Biển Đông đang ngày càng hội nhập sâu về kinh tế. Trong khi đó, trong rất nhiều các sự kiện song phương và đa phương, các nhà lãnh đạo cấp cao của các quốc gia này nhấn mạnh rằng hoà bình ở khu vực Biển Đông có ý nghĩa sống còn đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cấp thiết của vấn đề hợp tác tại khu vực Biển Đông, các nỗ lực hợp tác chung đã được thúc đẩy trong lĩnh vực an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học hàng hải, phòng chống thiên tai và việc sử ...

  • Tiêu điểm


  •  (2018-6-8)

  • Một bộ quy tắc ứng xử mang tính cam kết và ràng buộc cao là mục tiêu ban đầu của ASEAN. Nhưng những khác biệt về lợi ích và ưu tiên trong chính sách đối ngoại, lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc đã khiến ASEAN chấp nhận một văn bản mang tính tuyên bố chính trị. DOC không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp, mà chỉ tạo môi trường thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và các hoạt động hợp tác, làm tiền đề cho một giải pháp lâu dài hơn

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Bài học cơ bản luôn rõ ràng – chậm rãi và chắc chắn khiến hy vọng chiến thắng sợ hãi. Nhẫn nại và kiên trì là những thành tố cần thiết. Đây phải là một quá trình từng bước xây dựng nên các thỏa thuận hợp tác hiệu quả, để cuối cùng tạo nên một mạng lưới cam kết mà nếu không tuân theo các cam kết các bên sẽ phải trả giá là rất đắt.Còn để tìm ra một giải pháp toàn diện cho tranh chấp biển Đông, nếu có, sẽ mất rất nhiều thời gian. Một vết thương mưng mủ chỉ được bảo vệ bằng một lớp màng mỏng có thể bị bật ra bất kỳ lúc nào khi quan hệ các bên đi xuống hoặc khi các cường quốc khu vực thao túng sẽ là một cơn ác mộng mà không một bên nào muốn lặp lại. Noordin đã nói “lúc có thể tạo ra hòa bì...

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Đề xuất nêu ra trong bài viết này khá khiêm tốn và thiết thực và được đặt trong tình hình bế tắc ở biển Đông hiện nay. Những đề xuất đầy tham vọng kêu gọi ký kết các thỏa thuận toàn diện về pháp lý hoặc chính trị sẽ không thể đem lại bước tiến nào cho tranh chấp này khi mà các bên đều kiên quyết giữ vững tuyên bố chủ quyền của mình. Tình trạng bế tắc này có thể đúng như mong muốn của những chính phủ có ý định thực hiện việc chiếm giữ hiệu quả để ủng hộ tuyên bố của mình, nhưng nó sẽ không cho phép chính phủ này khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng mà không gây ra căng thẳng hoặc xung đột. Tác động tích cực của việc hợp tác năng lượng và toàn bộ lợi ích của giải pháp này là điều c...

  • Tài liệu dịch


  •  (2018-6-8)

  • Bài tham luận đề cập tới những biến chuyển gần đây thông qua việc xem xét ba chủ đề lớn: thứ nhất là những nguyên nhân sâu xa của những căng thẳng đang leo thang, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc; thứ hai là những phản ứng nước đôi của ASEAN đối với những va chạm ngày càng tăng trong vòng hai năm qua và những hạn chế của các cơ chế quản lý tranh chấp ASEAN đã thiết lập với Trung Quốc; thứ ba là những hệ lụy của việc căng thẳng gia tăng đối với ổn định khu vực.

  • Văn bản pháp luật


  •  (2002-11-4)

  • Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Nông-pênh nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và TQ đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và Bru-nây) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.