Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Bài trích


  •  (2022-07)

  • Để có thêm cách nhìn và hiểu rõ hơn về vai trò của phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, bài viết bàn luận về vai trò của phân cấp, phân quyền ở các khía cạnh giữa khoa học và pháp luật trong quá trình sử dụng các khái niệm liên quan.

  • Bài trích


  •  (2022-09)

  • Bài viết trình bày khái quát về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Chính phủ; đồng thời, nhận diện, phân tích một số bất cập trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc này của Chính phủ trong thời gian qua. Trên cơ sở dó, bài viết đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

  • Bài trích


  •  (2019-07)

  • Quyền lực quan trọng nhất Hiến pháp trao cho Quốc hội là quyền lập pháp. Để việc thực hiện đúng mục đích, có giới hạn, bảo đảm các đạo luật được ban hành có tính dân chủ, pháp quyền, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành đất nước, quyền lực này phải được kiểm soát, trước hết và chủ yếu bởi Chính phủ cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Phù hợp với Hiến pháp, cơ chế kiểm soát của Chính phủ đối với Quốc hội trong thực hiện quyền lập pháp cần tiếp tục hoàn thiện khi nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tới đây.

  • Bài trích


  •  (2020.06)

  • Nghị quyết số 18 -NQ/TW ngày 5/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó có nhiệm vụ: “tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới”. Để làm rõ các yêu cầu trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội theo tinh thần nêu trên, từ góc nhìn thực tiễn, bài viết bàn luận về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026.

  • Bài trích


  •  (2020-08)

  • Ở nước ta thời gian qua, những thành quả nghiên cứu về chính phủ kiến tạo là rất quan trọng, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng ta đẩy mạnh cải cách hành chính công theo tinh thần xây dựng chính phủ kiến tạo. Mặc dù vậy, những nghiên cứu có liên quan vẫn chưa kế thừa đầy đủ và có chọn lọc những lý thuyết hiện đại trên thế giới về vấn đề này, do đó các đề xuất nhằm thúc đẩy cải cách hành chính công theo theo tinh thần xây dựng chính phủ kiến tạo còn chưa đầy đủ. Từ lý luận quản trị tốt, bài viết góp phần làm rõ đặc trưng của chính phủ kiến tạo và từ đánh giá thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính công theo mô hình chính phủ kiến tạo ...

  • Bài trích


  •  (2019-10)

  • Hiện nay, ở nước ta, kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ nói riêng đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trên tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Hiến pháp năm 2013, nhiều chủ trương, giải pháp về kiểm soát quyền lực đang được triển khai và đạt được kết quả tích cực. Bên cạnh đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục kịp thời.

  • Bài trích


  •  (2019-08)

  • Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và bước đầu đặt nền móng cho việc tổ chức quyền hành pháp ở nước ta. Sau 5 năm thi hành Hiến pháp, xuất hiện những vấn đề đặt ra trong việc quán triệt nhận thức về quyền hành pháp, về triển khai tổ chức thực hiện quyền hành pháp. Bài viết đi sâu tìm hiểu về những vấn đề đó nhằm góp phần hoàn thiện nhận thức và tổ chức quyền hành pháp ở nước ta hiện nay.