Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Luận án


  •  (2018)

  • Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững bao gồm quan điểm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững; Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá đã được xây dựng. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

  • Luận án


  •  (2018)

  • Luận án đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu lý luận về di sản và quản lý di sản; Phân tích thực trạng công tác quản lý di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2016. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn, phát huy, giá trị di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung/đóng góp vào phần dữ liệu lý luận, phê bình về thể loại CKNTVN Thông qua việc nghiên cứu những kỹ thuật thanh nhạc, ngôn ngữ âm nhạc của thể loại CKNT ở Việt Nam, luận án là một tài liệu tham khảo cho những người hoạt động biểu diễn, sáng tác… Kết quả của luận án có thể tạo cơ sở cho việc mở rộng nghiên cứu trong tương lai theo hướng so sánh thể loại CKNT có phần đệm với những thể loại ca khúc khác, hoặc so sánh phần đệm trong CKNT với phần đệm piano trong các tác phẩm hòa tấu khí nhạc.

  • Luận án


  •  (2018)

  • Luận án tìm hiểu, nghiên cứu nhận diện một cách toàn diện các mặt công tác quản lý tại các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích, nhận định, đánh giá về thực trạng hoạt động, cũng như mô hình quản lý hiện nay đối với các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cũng như công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giới thiệu, tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.

  • Luận án


  •  (2017)

  • Mục đích của luận án là bảo vệ DSVH PVT thông qua phát huy giá trị của chúng trong đời sống cộng đồng đương đại;Phát triển đời sống cộng đồng dựa vào nguồn lực là DSVH, đặc biệt là các DSVH PVT, Quản lý thực hành DSVH Diều ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung trong điều kiện xã hội hiện nay.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án đã bước đầu phân tích vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch ở Việt Nam sau khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Cụ thể là: (i) xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch; (ii) Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách phát triển du lịch; (iii) xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch; (iv) thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch; (v) đánh giá, kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch. Luận án cũng luận giải việc hoàn thiện các nhân tố: xây dựng thể chế phù hợp và tiến bộ, nguồn lực tài chính của nhà nước dành cho du lịch tăng lên, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch cũng như nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán...

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết vùng, liên kết phát triển du lịch cả trong và ngoài nước, làm rõ nội hàm liên kết phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch. Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực Châu Á và các địa phương trong nước như vùng Nam Bộ, vùng Tây Bắc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Kết quả nghiên cứu khẳng định sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc chịu ảnh hưởng tích cực bởi các yếu tố: Văn hóa bản địa; Môi trường tham quan; Tính hấp dẫn của tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ tại điểm du lịch. Trong đó, yếu tố văn hóa bản địa là yếu tố mang tính đặc trưng nổi bật, tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách và cũng là yếu tố mới được bổ sung so với các công trình nghiên cứu đã công bố.