Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Sách


  •  (2019)

  • Cuốn sách với hơn 20 chuyên luận đề cập tới một số vấn đề của lịch sử khu vực và thế giới, của lịch sử và văn hóa Việt Nam, giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận đa chiều, liên ngành về lịch sử và văn hóa.

  • Sách


  •  (2019)

  • Nội dung của cuốn sách là lịch sử văn hóa Việt Nam, lịch sử văn hóa của các cộng đồng người đã phát triển tới tổ chức Nhà nước, trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975: bao gồm hai thời đoạn: Từ ngày độc lập đến Hiệp định Giơnevơ (1954) và từ sau Hiệp định Giơnevơ đến ngày đất nước thống nhất (1975)

  • Sách


  •  (2019)

  • Cuốn sách nhằm làm sáng tỏ một số cách hiểu khái niệm văn hóa văn minh. Nó cũng là tiền đề cho việc nhận hiểu các yếu tố văn hóa truyền thống Hàn. Trong trường kỳ sinh tồn và tích hợp nhân dân, các Nhà nước tồn tại trên bán đảo Hàn từ xưa đến nay đã sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần quý giá, từng làm tự hào cho "quê hương cầm tú", cho "vương quốc ẩn dật”, “xứ sở của những buổi bình minh êm ả xưa kia và “những thần kỳ bên sông Hàn”, “đất nước hóa rồng" ngày nay.

  • Sách


  •  (2020)

  • Cuốn sách chắt lọc từ công trình nghiên cứu công phu của các chuyên gia tham gia đề tài "Yếu tố văn hóa trong sự phát triển xã hội ta theo con đường xã hội chủ nghĩa", nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, văn hóa và sự phát triển xã hội ta theo con đường xã hội chủ nghĩa, góp phần vào công tác giáo dục nhận thức lý luận và tiến hành công tác văn hóa trong tình hình mới...

  • Sách


  •  (2020)

  • Cuốn sách đề cập đến những vấn đề về lý luận và phương pháp liên quan đến đề tài truyền thống Việt Nam, nội dung của đề tài được quy vào năm vấn đề chính: Quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của các truyền thống Việt Nam; Nội dung của truyền thống Việt Nam, các yếu tố cấu thành, mặt tích cực và mặt hạn chế; Cái chung và cái riêng trong truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Người nước ngoài nhìn nhận và đánh giá về con người Việt Nam; Con người Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ với truyền thống.

  • Sách


  •  (2020)

  • "Dấu ấn khơi dòng văn hóa Việt" viết về những danh nhân đã có công dựng xây và bồi đắp nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước cho tới những năm cuối thế kỷ XIX, đó là các vua Hùng, bốn vị "tứ bất tử", ông tổ các ngành nghề, là những người có công khai mở nền âm nhạc, hội họa, điện ảnh, thơ ca... hiện đại.

  • Sách


  •  (2019)

  • Tập 1 của bộ sách "Văn hóa biển đảo Việt Nam" nghiên cứu lý thuyết, cách tiếp cận và tình hình nghiên cứu văn hóa biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài; làm rõ chủ thể, sự phát triển và giá trị của văn hóa biển đảo Việt Nam; kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển đảo của một số nước trên thế giới; phân tích thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển đảo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

  • Sách


  •  (2020)

  • Cuốn sách là tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Nhà nước Văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp, để có thể xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế một cách có chất lượng và hiệu quả, cần có sự nghiên cứu cả về cơ sở lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng ta cũng như khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế từ đó chỉ ra những quan điểm, giải pháp hữu ích để tiếp tục đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.

  • Sách


  •  (2020)

  • Nhân cách văn hóa là sản phẩm sống động, có mức độ phát triển phong phú, toàn diện, là diện mạo phát triển tập trung của các cá nhân trong xã hội. Các hệ giá trị Việt Nam tiêu biểu nhất bao gồm: Tình cảm gia đình và đại nghĩa dân tộc, công ăn việc làm, công bằng xã hội…Cuốn sách này chính là chuẩn mực tạo nên nhân cách con người có sự phát triển toàn diện về mặt thể chất, năng lực đạo đức và thiên hướng theo những nguyên tắc cộng đồng các lợi ích, dân chủ, nhân đạo và phát triển bền vững.