Browsing by Author Dương Anh Sơn

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 11 of 11

  • 26_BANVEKHOAN3DIEU1_TC_SO12_2006.pdf.jpg
  • 2006


  • Authors: Dương Anh Sơn (2006)

  • Trong đời sống pháp lý của chúng ta trong thời gian quan, việc Quốc hội thông qua Luật Thương mại 2005 được coi là sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng; quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005 sẽ không gây ra hệ quả nào nếu có sự thống nhất ở mức độ cao giữa Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự... Để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại cũng như các văn bản pháp luật liên quan, trong quá trình dự thảo "Cần thiết phải có một người (ý nói một tổ chức nào đo) làm nhiệm vụ như người cầm lái, hướng những người được giao nhiệm vụ dự thảo văn bản pháp luật phải đi theo một hướng định sẵn, có căn cứ khoa học".

  • 51_COSOLYLUANVATHUCTIEN_TC_SO4_2006.pdf.jpg
  • 2006


  • Authors: Dương Anh Sơn (2006)

  • Việc ký kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sỏ cân bằng lợi ích của những người tham gia ký kết. Khi một bên nào đó vi phạm nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng và gây hại cho phía bên kia, điều này có nghĩa là có sự mất cân bằng lợi ích của các bên. Để thiết lập lại cân bằng mà các bên muốn đạt được, ban đầu pháp luật buộc bên vi phạm phải có sự đền bù thích đáng cho bên bị vi phạm. Việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng được dự đoán trước không những có ý nghĩa lý luận mà có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, nó giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế với các đố...

  • LA_PhamCongThienDinh.pdf.jpg
  • Luận án, luận văn


  • ;  Advisor: Dương Anh Sơn (2022-07-04)

  • Luận án nghiên cứu những tư tưởng, học thuyết về pháp luật tiêu dùng, những cách thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án; các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và thế giới về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng; thực trạng và thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp của Toà ántại Việt Nam.

  • 36_NHUNGLUANCUDEMORONG_TC_SO11_2009.pdf.jpg
  • 2009


  • Authors: Dương Anh Sơn (2009)

  • Theo giáo sư Đào trí Úc "Mở rộng thẩm quyền của trọng tài phù hợp với tính chất của các quan hệ kinh tế xã hội hiện nay trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Theo đó ngoài thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, Luật cần mở rộng các lĩnh vực dân sự, lao động theo yêu cầu của các bên, và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Với tính chất là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng, trừ những quan hệ liên quan đến lợi ích công và trật tự công cộng."

  • 8bbada97-3198-4d66-9d70-354c70a9e65d.pdf.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-10)

  • Quyền tự do kinh doanh phải được đảm bảo và trở nên phổ quát do vai trò thực sự to lớn của quyền này và để quá trình tự do hóa thương mại nói riêng và toàn cầu hóa nói chung diễn ra tại Việt Nam thu được hiệu quả cao. Trong đó, tiên phong là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư, pháp luật cạnh tranh,… nói riêng và pháp luật kinh tế của Việt Nam nói chung cần phải phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh - quyền kinh tế của con người.

  • LA_NguyenTruongNgoc.pdf.jpg
  • Luận án, luận văn


  • ;  Advisor: Dương Anh Sơn (2022-05-23)

  • Luận án được thực hiện nhằm làm rõ các khía cạnh lý luận, đánh giá các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất và thực tiễn thực thi làm cơ sở đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện quy định về nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay.

  • 50_VEBANCHATPHAPLY_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_10_NAM2008.pdf.jpg
  • 2008


  • Authors: Dương Anh Sơn (2008)

  • Giới thiệu hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những công cụ pháp lý được hình thành lâu đời nhất trong pháp luật dân sự. Khẳng định sự cần thiết phải có sự giải thích rõ ràng vì pháp luật không quy định rõ tài sản trong hợp đồng tặng cho được bên được tặng cho thực tế nhận hay chỉ nhận về mặt pháp lý . Xem xét việc “nhận tài sản” trong các loại hợp đồng khác, cụ thể là hợp đồng mua bán tài sản. Nghiên cứu một số yếu tố để xác định hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế hay hợp đồng ưng thuận khi mà hợp đồng tặng cho trong một số trường hợp là hợp đồng thực tế, và trong nhiều trường hợp khác là hợp đồng ưng thuận theo pháp luật của nhiều nước