Browsing by Author Ngô Thắng Lợi

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 11 of 11

  • item.jpg
  • Luận án


  • Authors: Nguyễn Mạnh Hùng;  Advisor: Ngô Thắng Lợi (2023)

  • Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) theo cách tiếp cận chuyên ngành kinh tế phát triển, liên quan đến ngành NLTT và có khả năng đo đếm được, bao gồm: tiêu chí phản ánh tăng trưởng quy mô, sự thay đổi cấu trúc và sự lan tỏa phát tiển NLTT. Theo đó, nó khác với tiêu chí được đề xuất bởi một số nghiên cứu trước đó, nặng về mặt kỹ thuật năng lượng và phần lớn mang tính định tính hoặc là áp dụng cho dự án NLTT. nghiên cứu vận dụng lý thuyết về phát triển bền vững, lý thuyết công bằng năng lượng kết hợp với kết quả đánh giá tổng quan nghiên cứu đã xác định 10 nhóm nhân tố tác động đến phát triển NLTT. Sự khác biệt (mới) của khía cạnh này là luận án sử...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-10)

  • Bài viết phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) đối với thuế bảo vệ môi trường (BVMT). Kết quả phân tích hồi quỵ cho thấy, 6 yếu tố có tác động tích cực đến hiệu quả QLNN về thuế BVMT, với cường độ tác động giảm dần như sau: Nhận thức và trách nhiệm môi trường của đối tượng nộp thuế BVMT; Thương mại quốc tế và xu thế bảo hộ bằng hàng rào kỹ thuật môi trường; Tinh hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tượng nộp thuế BVMT; Chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội của đất nước; Thủ tục, hồ sơ thanh toán thuế BVMT; Yếu tố liên quan đến ngành thuế BVMT.

  • item.jpg
  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án nghiên cứu tác động của thể chế đến nghèo đa chiều, một cách tiếp cận về nghèo mang tính tổng hợp và khác biệt với các nghiên cứu về nghèo đơn chiều trong các nghiên cứu trước. Nghiên cứu này phù hợp quan điểm về nghèo quốc tế và luận án có cơ hội hoàn thiện lý luận cũng như có những đề xuất phù hợp với chiến lược giảm nghèo đa chiều của Việt Nam đặt ra trong giai đoạn 2021-2030. Luận án có một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm mới được phát hiện, bao gồm: (i) Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều là khác nhau giữa các địa phương; (ii) Thể chế có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều ở khu vực thành thị và những địa phương có mức thu nhập cao; (iii) Các khía cạnh thể chế,...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết trên quan điểm nghiên cứu đề cập đến những nhận định, đánh giá về bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 9 tháng qua và đưa ra khuyến nghị nhằm đạt tới một kết quả tốt nhất về tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2023.

  • item.jpg
  • Luận án


  • Authors: Dương Đức Tâm;  Advisor: Ngô Thắng Lợi (2016)

  • Luận án đã hệ thống hóa và tổng hợp những vấn đề lý luận chung về CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam theo các văn bản pháp quy mới nhất hiện nay. Phân tích các kinh nghiệm về CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN của một số nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra bài học về việc thực hiện nội dung CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN cho Việt Nam nói chung và tại BCT nói riêng. Phân tích rõ thực trạng CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc Bộ Công thương (BCT). Với hệ thống số liệu trích dẫn từ năm 1994 đến năm 2010 là đặc biệt là số liệu từ năm 2011 đến nay. Từ đó, luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, toàn diện về công t...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-06)

  • Trong các yêu cầu bảo đảm tài chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, bảo đảm vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất bởi đây là yếu tố đóng góp trên 50% tăng trưởng GDP thời gian qua khi đứng trên góc độ đóng góp của các yếu tố đẩu vào. Bài viết chỉ ra cơ cấu theo những bất cập trong bảo đảm vốn đẩu tư, nhất là những bất hợp lý trong nguồn vốn đầu tư và việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong giai đoạn 2011 - 2020. Dựa trên mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và chất lượng cao với các chỉ tiêu tương ứng đặt ra cho giai đoạn chiến lược mới 2021 - 2030, bài viết đã tính toán nhu cầu vốn đầu tư bảo đảm cho đầu tư từ khu vực giai đoạn này với tỷ lệ tích lũy chiếm kho...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-06)

  • Trong các yêu cầu bảo đảm tài chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, bảo đảm vốn đẩu tư vào đóng vai trò quan trọng nhất bởi đây là yếu tố đóng góp trên 50% tăng trưởng GDP thời gian qua khi đứng trên góc độ đóng góp của các yếu tố đầu vào. Bài viết chỉ ra cơ cấu theo những bất cập trong bảo đảm vốn đầu tư, nhất là những bất hợp lý trong nguồn vốn đầu tư và việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong giai đoạn 2011 - 2020. Dựa trên mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và chất lượng cao với các chỉ tiêu tương ứng đặt ra cho giai đoạn chiến lược mới 2021 - 2030, bài viết đã tính toán nhu cầu vốn đầu tư bảo đảm cho đầu tư từ khu vực giai đoạn này với tỷ lệ tích lũy chiếm...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020)

  • Bài viết dựa trên khung phân loại trình độ phát triển kinh tế của Ngân hàng thế giới (World Bank) để trả lời câu hỏi: Việt Nam đang đứng ở đâu sau khi kết thúc Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020? Những biểu hiện cụ thể của thực trạng phát triến chậm của thời kỳ 2011-2020? Phát hiện những nguyên nhân (rào cản) làm chậm quá trình phát triển thời gian qua? Xác định khoảng cách giữa vị trí hiện tại với vị trí Việt Nam muốn hướng đến như thế nào và cần phải tháo gỡ những rào cản ra sao.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2016)

  • Nội dung cuốn sách đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và các động lực của tăng trưởng trong giai đoạn này theo khu vực kinh tế, theo ngành và theo các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp thiết thực điểu chỉnh các động lực kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là: tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, lựa chọn chính sách phát triển sản phẩm mũi nhọn, tăng cường chính sách phát triển vùng, gắn kết khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn và bảo đảm các yếu tố nguồn lực cần thiết,...; qua đó bảo đảm kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững.