Browsing by Author Nguyễn Ngọc Điện

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 22

  • 11_CANXAYDUNGLAIKHAINIEM_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_4_NAM2005.pdf.jpg
  • 2005


  • Authors: Nguyễn Ngọc Điện (2005)

  • Quyền tài sản trong luật nước ngoài: Quyền tài sản là một loại quyền chủ thể; quyền tài sản là một cách nhìn nhận tài sản như một khái niệm pháp lý; quyền là vật và, ngược lại, vật là quyền; các giải pháp liên quan đến việc thực hiện quyền đối vật -- Quyền tài sản trong luật Việt Nam: Khái niệm; hệ quả của khái niệm; trường hợp thế chấp tài sản -- Nên xây dựng khái niệm "quyền tài sản" theo hướng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)?.

  • nnpl 3,4.15_b12_caicachhethongphapluattaisanthoamatieuchihoinhapthongquaviecsudoiBLDS.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Ngọc Điện (2015)

  • Đọc các điều luật trong phần "Tài sản và quyền sở hữu" của Bộ luật, dễ có cảm giác đang được nghe kể một câu chuyện về các đồ vật có giá trị tiền tệ, cùng với những mối quan hệ giữa người và người xoay quanh các đồ vật ấy theo kiểu "thấy sao nói vậy". Chính việc thiếu chất liệu học thuyết có tác dụng kết dính đã khiến người làm luật không thể dùng pháp luật tài sản như là ngọn đèn soi sáng, cho phép làm rõ và giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra khi xây dựng, hoàn thiện các chế định khác của pháp luật dân sự, như địa dịch, hợp đồng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,...

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2013)

  • Báo cáo là một kênh độc lập, có cách tiếp cận riêng, phân tích những tranh cãi đã và đang tồn tại về hệ thống quản lý đô thị ba lớp (thành phố, quận, phường) và những khó khăn trong việc áp dụng mô hình tổ chức chung này cho cả chính quyền đô thị và nông thôn. Đề xuất những ý kiến về thay đổi Hiến pháp, luật pháp liên quan đến chính quyền đô thị.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2010)

  • Sách được biên soạn trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, nhằm làm rõ những đặc điểm cơ bản của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; phân tích các nội dung của quyền và nghĩa vụ chủ thể, những vấn đề còn tồn tại trong khoa học pháp lý cũng như trên thực tiễn các vấn đề liên quan đến các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự.

  • 29_HOANTHIENCACQUYDINH_TC_NCLP_SO23_2014.pdf.jpg
  • 2014


  • Authors: Nguyễn Ngọc Điện (2014)

  • Bài viết trình bày về dẫn nhập -- Duy trì sự hiện hữu của tài sản bảo đảm trong tầm kiểm soát: Giải quyết vấn đề bằng lý thuyết vật quyền; giải pháp của luật thực định Việt Nam; hướng cải cách cho Việt Nam -- Xử lý tài sản bảo đảm mà không cần sự hợp tác của người bảo đảm: Giải pháp trong luật các nước; giải pháp của luật thực định Việt Nam; hướng hoàn thiện nào?

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo


  •  (2022)

  • Bài nghiên cứu trình bày sự cần thiết phải xác định đúng bản chất của hoạt động kinh tế dựa trên sự hợp tác mang ý nghĩa đoàn kết xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường. Từ đó, xây dựng khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thực thể kinh tế gọi là hợp tác xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thành phần kinh tế này trên cơ sở hài hoà lợi ích, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 kế thừa, đồng thời phát triển những thành tựu của BLDS năm 2005 về phần liên quan đến pháp luật tài sản.Quyền trực tiếp đối với tài sán được thừa nhận trong BLDS năm 2015 không chi là quyền của chù sở hữu, mà còn mang những dạng thức đặc thù tuỳ theo hoàn cành và có thể được trao cho những chủ thể khác, không phái là chủ sở hữu. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản được xây dụng như một tổng thể các vật quyền mà trong đó, quyền sở hữu chiếm vị tri trung tâm. BLDS năm 2015 cũng xây dựng quan niệm mới và đúng đan về chiêm hữu, tạo điều kiện cho việc tháo gỡ một loạt vướng mắc trong thực tiễn, đặc biệt là vướng mắc liên quan đến việc xử lý tài sản...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Tự bảo vệ trong luật so sánh là hành vi ứng xử của chủ thế nhằm chấn chỉnh một thái độ ứng xử sai trái mà không dựa vào quy trình pháp lý bình thường. Trong lĩnh vực pháp luật tài sản, khái niệm này tạo điều kiện cho cá nhân giành lại tài sản hợp pháp của mình mà không cần nhờ đến thủ tục tư pháp theo quy định. Đặc biệt, chủ nợ có bảo đảm được quyền tiến hành giữ lấy tài sản đang nằm trong tay người mắc nợ miễn là việc nắm giữ được thực hiện mà không vi phạm điều kiện phá vỡ sự bình ổn. Trong luật thực định Việt Nam, tự bảo vệ được thừa nhận trong Bộ luật Dân sự và được cụ thể hóa trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm thành quyền thu giữ tài sản.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Án lệ được hiểu là cách giải quyết của toà án đối với vấn đề pháp lý đặt ra trong khuôn một vụ án áp dụng được trong các trường hợp tương tự. Ở các nước theo luật thành văn, cách giải quyết ấy trước hết là kết quả phân tích, giải thích một hoặc nhiều quy định của pháp luật, ở các nước theo thông luật, đó là kết quả sự tích hợp nhận thức của thẩm phán đối với các chuẩn mực khách quan chi phối quan hệ tranh chấp được xem xét. Dù được hình thành trong hệ thống nào, thì để được coi là án lệ, cách giải quyết ấy phải thoả mãn một loạt điều kiện, bao gồm tính phức tạp và tính tiêu biểu của vấn đề, cũng như tính có chất lượng của giải pháp đề ra.

  • 17_TUCACHPHAPNHAN_TC_NCLP_SO19_2014.pdf.jpg
  • 2014


  • Authors: Nguyễn Ngọc Điện (2014)

  • Bài viết trình bày về dẫn nhập: Tính tất yếu của sự hình thành chính quyền địa phương; chính quyền địa phương và lý thuyết pháp nhân -- Tìm hiểu lý thuyết pháp nhân và việc thiết kế mô hình chính quyền địa phương: Các đặc trưng của lý thuyết pháp nhân; áp dụng lý thuyết pháp nhân vào việc tổ chức chính quyền địa phương -- Phân loại chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013 dựa vào lý thuyết pháp nhân: Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh); trường hợp đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; chính quyền cấp quận, huyện và tương đương (gọi chung là huyện); Quan hệ giũa pháp nhân chính quyền cấp huyện và pháp nhân chính quyền cấp tỉnh; chính quyền cấ...