Browsing by Author Nguyễn Văn Quân

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 25

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2015)

  • Bài viết bàn về việc hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ công ở Việt Nam, cụ thể về: Cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế và quản trị; Tiếp cận dưới góc độ pháp lý

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo khác



  • Bài viết trình bày tổng quan về chiến lược, chính sách biển của một số nước trong khu vực và những tác động đến Việt Nam. Phân tích những vấn đề cấp bách đặt ra đối với xây dựng chính sách quản lý và khai thác bền vững vùng biển đảo Việt Nam góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo quốc gia. Từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong công tác xây dựng chính sách, chiến lược biển đảm hướng đến sự ổn định khu vực Biển Đông, đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế và giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2022)

  • Sách tập trung phân tích những vấn đề lý luận về: hạn chế quyền con người; các quy định của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền con người. Bên cạnh đó, sách tập trung vào các nguyên tắc hạn chế quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, trên cơ sở đó luận giải và đưa ra kiến nghị hoàn thiện cơ chế liên quan đến hạn chế quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-06)

  • Trí tuệ nhân tạo đang tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, bao gồm cả lĩnh vực pháp luật. Một số quốc gia đã thử nghiệm một số ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực pháp luật và phần nào cho thấy những triển vọng trong tương lai. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu pháp luật và dự đoán vi phạm pháp luật, hỗ trợ các luật sư và thẩm phán trong xử lý thông tin. Trong một tương lai không xa, trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để “xét xử” trực tuyến các tranh chấp, thậm chí là cả những vụ án hình sự. Điều này sẽ đặt ra những thách thức đối với nghề luật.

  • Luathoc11.2015_B4_Nhanuocphapquyen.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Nguyễn Văn Quân (2015)

  • Nhà nước pháp quyền thường được quan niệm như một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước với các thuộc tính về hình thức cũng như nội dung. Hình thành và phổ biến tại một số quốc gia phương Tây, nhà nước pháp quyền dần trở thành một yêu cầu mang tính giá trị đặt ra cho mọi nhà nước. Bên cạnh quá trình tiếp nhận, phổ biến ở cấp độ quốc gia, nhà nước pháp quyền dần trở thành một chuẩn mực trong quan hệ quốc tế, bên cạnh chuẩn mực về dân chủ và tôn trọng, bảo vệ quyền con người.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2023)

  • Nội dung cuốn sách phân tích một số vận động, biến đổi cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật trên thế giới giữa “làn sóng” toàn cầu hóa mãnh hệt, trong mối liên hệ với nhà nước và pháp luật ở Việt Nam. Có vận động, biến đổi đã manh nha, nhưng cũng có vận động, biến đổi chưa xuất hiện trong thực tiễn đất nước hiện nay.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2020)

  • Cuốn sách cung cấp những kiến thức và thông tin về quản trị tốt; các tiêu chí đánh giá và mối quan hệ giữa quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng; vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam, thực trạng và một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành những cơ chế hạn chế quyền lực nhà nước, nhầm bảo đảm dân chủ, quyền con người. Từ chỗ chỉ được vận dụng tại một số quốc gia, ngày nay, hai tư tương này được thừa nhận và áp dụng một cách rộng rãi ở đa số các quốc gia, trong tổ chức và vận hành của các định chế khu vực và quốc tế như một dạng chuẩn mực của xã hội đương đại.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-05)

  • Có thể nói rằng, tin học hoá, tự động hoá đã, đang và sẽ tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực trong xã hội, bao gồm cả nghề luật sư. Như mọi ngành nghề khác, nghề luật sư cũng phải thích ứng với sự phát triển của công nghệ để không chịu thua thiệt trước những biến động của kỹ thuật số. Bài viết sau đây phân tích những tác dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực pháp luật qua đó đánh giá các tác động của trí tuệ nhân tạo tới nghề luật sư.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-07)

  • Quyền con người có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định vì các lý do chính đáng, theo một trình tự thủ tục chặt chẽ. Một trong những lý do hạn chế quyền phổ biến trong pháp luật của các quốc gia là bảo vệ trật tự công cộng. Bài viết trình bày và phân tích tiêu chí hạn chế quyền con người vì lý do trật tự công cộng trong pháp luật một số nước.

  • Kiemsat23.2015_B12_PhapluatveHoi-LBNga.pdf.jpg
  • Báo cáo


  • Authors: Nguyễn Văn Quân (2015)

  • Ngày 10/1/2006, Tổng thống LB Nga đã công bố một luật về sửa đổi các quy định pháp luật điều chỉnh hiệp hội. Luật này có hiệu lực từ ngày 10/4/2006 và thường được gọi là "luật về các tổ chức phi chính phủ"(2), vì tại Nga, thuật ngữ "tổ chức phi chính phủ" thường được sử dụng để chỉ các dạng pháp lý khác nhau của các hiệp hội. Luật này sửa đổi luật ngày 14/7/1992 về các vùng hành chính khép kín, luật ngày 19/5/1995 về các tổ chức xã hội và luật ngày 12/01/1996 về các tổ chức phi thương mại. Các văn bản pháp luật mới này nêu rõ các điều kiện của việc thành lập các tổ chức xã hội và phi thương mại, các thủ tục cần thiết để đăng ký và các cơ chế kiểm tra, giám sát mà các h...