Browsing by Author Phạm Văn Tuyết

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 25

  • Luathoc1.1999_B7_Phapluatbaolanh.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (1999)

  • Phân tích một vài vấn đề có liên quan đến biện pháp bảo lãnh:Thời điểm người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước người nhận bảo lãnh; Thời hạn bảo lãnh; Hình thức và đối tượng của bảo lãnh; phạm vi bảo lãnh; tính liên đới trong bảo lãnh.

  • Luathoc6.2002_B8_Khainiemthuake.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (2002)

  • Tìm hiểu về thừa kế thông qua một số khái niệm của các nhà luật học và các nhà tư tưởng

  • Luathoc5.2011_B8_thoidiemtronghopdongdansu.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (2011)

  • Bàn về ba thời điểm: Thời điểm giao kết hợp đồng; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; Thời điểm thực hiện nghĩa vụ trong việc thực hiện hợp đồng dân sự

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2022)

  • Cuốn sách tập hợp các câu hỏi đáp trong lĩnh vực dân sự, được sắp xếp theo kết cấu của Bộ luật Dân sự năm 2015, gồm các nội dung: những vấn đề chung; chủ thể trong quan hệ dân sự; giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu; tài sản, quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; nghĩa vụ, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;...

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2012)

  • Sách trình bày các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay; cách nhìn thống nhất về các vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng, biện pháp bảo đảm tiền vay, cách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (2023-09)

  • Bài viết xem xét về các trường hợp bị coi là không có sự tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng, qua đó xác định bản chất của các yếu tố làm mất đi tính tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng, lấy ví dụ tương ứng để minh họa cho các trường hợp cụ thể; phân tích chỉ ra một số bất cập trong quy định cùa Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng, giao dịch vô hiệu và đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định này.

  • Luathoc1.2009_B6_Tacgia-dongtacgia.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (20009)

  • Phân tích, xác định khái niệm tác giả, đồng tác giả, nêu các ý kiến khác nhau về đồng tác giả và đưa ra quan điểm của riêng mình về đồng tác giả với mong muốn đem lại cách nhìn thống nhất về đồng tác giả: Đồng tác giả là hai hay nhiều cá nhân cùng lao động sáng tạo về cùng lĩnh vực để trực tiếp tạo nên tác phẩm.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2022-03)

  • Bài viết nhằm đưa đến nhận thức chung về bảo lưu quyền sở hữu, biện pháp bảo lưu để xác định các vấn đề liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là quyền mặc định với bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là một biện pháp bảo đảm. Qua đó, nhằm xác định rõ khái niệm về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu; hiệu lực đối kháng, đối tượng dùng để bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.

  • Luathoc3.1995_B12_Nguoithuake.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (1995)

  • Bài viết đề cập đến hai vấn đề về trường hợp người thừa kế không được hưởng di sản, đó là người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo luật bị tước quyền hưởng di sản theo khoản 1 điều 7 của pháp lệnh thừa kế; người thừa kế theo pháp luật bị người để lại thừa kế truất quyền hưởng di sản.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2013)

  • Sách tiếp cận một số quan điểm mới phù hợp với pháp luật hiện hành đề cập một số vấn đề chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và chia tài sản, thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế với những vụ án tranh chấp điển hình và những bình luận về vụ án đó.

  • Luathoc7.2007_B10_Phanbietcochebaohiem.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (2007)

  • Tìm hiểu tính chất, đặc trưng của các cơ chế bảo hiểm ở nước ta. Qua đó phân tích để làm rõ sự khác nhau giữa bảo hiểm dân sự và bảo hiểm xã hội.

  • LuathocDSBLDS.2015_B10_Quyensohuuvacavatquyen.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (2015)

  • Trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) - sau đây gọi tắt là Dự thảo, phần quy định về quyền sở hữu và các vật quyền khác được sửa đổi và bổ sung nhiều hơn cả. Các sửa đổi, bổ sung này sẽ góp phần khắc phục những thiếu sót và bất cập trong quy định của Bộ luật dân sự hiện hành (BLDS). Tuy nhiên, tác giả cho rằng một số vấn đề sửa đổi vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu như nội dung các vật quyền, vấn đề chiếm hữu, các căn cứ xác lập quyền sở hữu... Những nội dung này sẽ được bài viết phân tích và làm rõ.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2021-02)

  • Tập quán và việc áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự đã được quy định trong Bộ Dân sự, tuy nhiên, vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về tập quán cũng như thứ tự, điều kiện áp dụng tập quán khi áp dụng các loại nguồn của luật dân sự để giải quyết các vụ việc dân sự. Bài viết này nhằm xác định cách hiểu thống nhất về tập quán, đồng thời xác định các yêu cầu khi áp dụng và các trường hợp có thể áp dụng tập quản để giải quyết các vụ việc dân sự.

  • Luathoc11.2015_B6_Tapquan-giaiquyettranhchapdansu.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Văn Tuyết (2015)

  • Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 đã xác định việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự trong các trường hợp tranh chấp đó chưa được luật dự liệu. Tuy nhiên, thế nào là tập quán, có những loại tập quán gì và áp dụng tập quán nào trong các trường hợp cụ thể lại chưa được quy định, hướng dẫn. Hướng tới sự thống nhất trong việc áp dụng tập quán, bài viết này nhằm trao đổi về một số vấn đề liên quan đến tập quán và việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự.