Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


  • previous
  • 1
  • next
Item hits:
  • Luận án


  •  (2020)

  • Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu về biểu hiện microRNA-21, microRNA-122 huyết tương ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nhiễm vi rút viêm gan B. Kết quả nghiên cứu chỉ ra biểu hiện microRNA-21, microRNA-122 tăng cao trong huyết tương bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan so với nhóm chứng. MicroRNA-21, microRNA-122 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn AFP trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan so với nhóm chứng. Khi phối hợp icroRNA-21, microRNA-122 với AFP làm tăng hiệu quả chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi có đột biến EGFR tại thời điểm kháng EGFR-TKIs. Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng hô hấp thường gặp là ho (57,6%), đau ngực (48,5%), khó thở (45,5%); các triệu chứng toàn thân thường gặp như gầy sút cân (15,2%), hạch ngoại vi (12,1%); các triệu chứng do di căn ung thư thường gặp là đau đầu (15,2%), đau xương/cột sống (12,1%). Đặc điểm hình ảnh học: tăng kích thước u nguyên phát (63,6%), xuất hiện tổn thương phổi mới (31,8%), tràn dịch màng phổi (21,2%), di căn não (13,6%), di căn xương (12,1%), di căn gan (7,5%) và di căn tuyến thượng thận (7,5%).

  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án xác định được đặc điển hình ảnh của nội soi phế quản siêu âm ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát. Chỉ ra được hiệu quả của kĩ thuật nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát. Từ kết quả thu được tạo cơ sở để mở rộng nghiên cứu hiệu quả của kĩ thuật này trên từng nhóm bệnh lý và từng nhóm hạch di căn của ung thư phổi. - Phát hiện khối u của nội soi phế quẩn siêu âm so với phẫu thuật có độ nhạy là 72,97%, độ đặc hiệu 50,0% (u trung tâm có độ nhạy 90,91%, độ đặc hiệu 40%; u ngoại vi có độ nhạy 65,53%, độ đặc hiệu 100%). - Xác định hạch trung thất của nội soi phế quản siêu âm so với phẫu thuật có độ nhạy 82,35%, độ đặc hiệu 77,78%.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án nghiên cứu được xây dựng khoa học, thiết kế một cách chặt chẽ, có hệ thống, đảm bảo sự tin cậy vào những số liệu thu thập được. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu hiện đại, cập nhật, sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử xác định đột biến gen. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã xác định được đột biến gen CDH1 trên bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa di truyền và ở một số thành viên trong gia đình bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những đóng góp mới như sau: - Xác định được đột biến trên gen CDH1 ở 4 bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa di truyền gồm: 1 đột biến vô nghĩa c.639G>A (p.W213*), 2 đột biến sai nghĩa c.1990A>C (p.K664Q), c.1298A>G (p.D433G) và 1 đột biến tại vị trí nối c.19...

  • previous
  • 1
  • next