Discover

Phân quyền - Quốc phòng, an ninh : [1118]

Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 1118
  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Bá Diến (2021-03-29)

  • Bài viết tập trung nêu rõ những vấn đề cơ bản của UNCLOS 1982, đánh giá những đóng góp to lớn của Công ước này đối với quá trình phát triển của Luật Quốc tế cũng như quá trình là công cụ hữu hiệu quản trị biển và đại dương một cách hòa bình, tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp biển đảo hiệu quả. Ngoài ra, bài viết còn nêu những thách thức từ biến đối khí hậu, an ninh môi trường, yêu sách chủ quyền của các nước đối với UNCLOS 1982 và Luật Biển Quốc tế hiện đại, trên cơ sở đó, đề xuất các vấn đề cần xem xét, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện UNCLOS 1982.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Tiến Vinh (2020-03-27)

  • Trên phương diện pháp lí, bài viết phân tích những nội dung chủ yếu của Phán quyết Trọng tài trong vụ việc Phi-lip-pin kiện Trung Quốc ở Biển Đông liên quan đến quy chế pháp lí các đảo, các thực thể khác trên Biển Đông, đến yêu sách phi lí Đường chín đoạn của Trung Quốc và những hành vi của nước này trên Biển Đông. Từ đó, bài viết đưa ra những nhận định về ảnh hưởng, hệ quả của Phán quyết, Tòa trọng tài với nhận thức chung Phán quyết trọng tài là một thắng lợi lớn của pháp luật quốc tế nói chung và Luật biển nói riêng, cũng là thắng lợi của các nước, trong đó có Việt Nam chống lại những yêu sách, hành vi đơn phương phi lí của Trung Quốc trên Biển Đông.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2017-10-19)

  • Bài viết phân tích lược sử quan điểm của Trung Quốc về chủ trương "gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác". Qua nghiên cứu các thỏa thuận hợp tác cùng nhau phát triển trên thế giới từ đó rút ra một số kinh nghiệm tham khảo phục vụ cho việc tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam và các nước ở Biển Đông.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Đặng Minh Tuấn (2017-06-28)

  • Bài viết làm rõ biểu tình quyền biểu tình có vị trí vai trò không thể thiếu trong đời sống nhà nước và xã hội đồng thời phân tích rõ các giới hạn của quyền biểu tình trong xã hội dân chủ và pháp quyền nhằm bảo đảm biểu tình diễn ra một cách hòa bình không xâm phạm đến các lợi ích trật tự công cộng và quyền lợi ích của người khác.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Tiến Vinh (2016-12-15)

  • Bài viết nghiên cứu một số mô hình pháp luật tiêu biểu của nước ngoài về bắt giữ tàu biển. Trong phần đầu bài viết phân biệt sự khác biệt có tính nền tảng giữa bắt giữ tàu biển theo thủ tục kiện đối vật tại những nước theo truyền thống thông luật và bắt giữ tàu biển theo thủ tục kiện đối nhân tại những nước theo truyền thống dân luật. Tiếp đó bài viết đề cập đến ba mô hình pháp luật bắt giữ tàu biển tiểu biểu của Anh - đại diện cho các nước theo truyền thống thông luật Pháp - đại diện cho các nước theo truyền thống dân luật và Hoa Kỳ là nước có pháp luật bắt giữ tàu biển kết hợp cả hai mô hình của Anh và Pháp. Phần cuối của bài viết đưa ra một số nhận định đánh giá đối với những mô hì...

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Bá Diến, Đồng Thị Kim Thoa (2016-09-15)

  • Bài viết trình bày tổng quan những nội dung chính của Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc – một phán quyết được đánh giá là sẽ tạo ra bước ngoặt lịch sử cho vấn đề tranh chấp Biển Đông; phân tích ý nghĩa, giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc của Phán quyết này, dự báo hành động tiếp theo của Trung Quốc và cách thức buộc quốc gia này tuân thủ Phán quyết. Bài viết cũng phân tích tác động của Phán quyết này đối với Việt Nam và bước đầu đề xuất một số giải pháp cần thực hiện trong tiến trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Hùng Cường (2014-12-15)

  • Bài viết tập trung phân tính nội dung của nguyên tắc công bằng trong tiến trình phát triển của luật biển quốc tế, thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa và các vùng biển tại các thiết chế tài phán quốc tế và từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất đối với việc vận dụng nguyên tắc công bằng trong phân định thềm lục địa tại Việt Nam.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Khắc Hải (2013-12-15)

  • Bài viết đề cập đến những đặc trưng, những dạng cấu trúc và hoạt động của tội phạm có tổ chức cũng như những đạng điển hình của cơ cấu tội phạm có tổ chức trải rộng từ những dạng truyền thống đến những dạng hiện đại và mạng lưới tội phạm.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2013-03-15)

  • Trên cơ sở nghiên cứu những nguyên tắc, quy định và nội dung của Công ước Luật biển năm 1982 về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển, bài viết đã đánh giá tính khả thi của việc sử dụng cơ chế này trong tranh chấp biển Đông, bài viết đã phân tích cơ cấu tổ chức, thẩm quyền xét xử..., cũng như các quy tắc tố tụng và luật áp dụng đối với từng cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước. Từ đó đề xuất giải pháp sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước luật biển 1982 trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Bá Diến (2012-09-15)

  • Bài viết đưa ra những minh chứng pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Phân tích một số nội dung mới được trích dẫn trong các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Bài viết cũng đưa ra thực trạng bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo từ chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay và khẳng định Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 1118