Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/52748
Title: Yêu sách dựa trên quyền lịch sử hay yêu sách theo kiểu tự hành xử
Authors: Nguyễn Thị Lan Anh
Keywords: Trung Quốc
Việt Nam
Biển Đông
UNCLOS
Tự hành xử
Tòa công lý quốc tế
Quyền lịch sử
Yêu sách
Description: “Biển Đông đang dậy sóng”, “Biển Đông ơi bão nổi lên rồi”… là những hàng tiêu đề thường gặp trên các trang báo diễn ra trong thời gian gần đây. Có thể nói, tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng căng thẳng gia tăng, những gì diễn ra trong năm 2012 cho thấy nguy cơ xảy ra xung đột còn hiện diện lớn hơn những năm 2009 và 2010. Nhìn lại những diễn biến gây ra căng thẳng trên biển Đông, người ta dễ dàng nhận thấy sự mở rộng về mặt phạm vi địa lý và sự thay đổi chiêu thức của các sự kiện. Nếu như trong năm 2009, các sự kiện căng thẳng mới chỉ khởi đầu tại khu vực phía Bắc biển Đông, nổi bật với vụ việc quấy rối tàu Imppeccable của Mỹ, bắt giữ tàu cá của Việt Nam trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc, thì sang năm 2010, ngoài các vụ bắt giữ tàu cá, người ta chứng kiến sự đụng độ của hải quân Trung Quốc và Indonesia tại vùng biển phía Nam, đặt cờ tại đáy biển giữa biển Đông. Năm 2011, đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng với một loạt các sự kiện căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines về thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng các công trình mới trên các thực thể trên biển, triển khai tàu cá ở phía Tây biển Đông, đồng thời ở phía Đông của biển Đông là sự tiếp diễn về quấy rối tàu cá, lệnh cấm đánh bắt cá và cắt cáp hai tàu khảo sát biển của Việt Nam. Năm 2012 chưa kết thúc nhưng với những sự kiện nghiêm trọng như vụ tranh chấp tại Scarborough, tuyên bố mở thầu 9 lô dầu khí và thành lập thành phố Tam Sa đã khẳng định xu hướng gia tăng căng thẳng và nguy cơ xảy ra xung đột tại biển Đông. Vị trí địa lý và bản chất của các vụ việc căng thẳng cho thấy, Trung Quốc đang ngày càng lấn lướt trên thực địa nhằm hiện thực hóa yêu sách từ đường lưỡi bò. Trong khi Chính phủ Trung Quốc vẫn đang cố tình mập mờ về ý nghĩa và cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò, dường như giới học giả đã dọn đường trước bằng một luận điểm “pháp lý” về quyền lịch sử. Quyền lịch sử là gì? Quyền lịch sử có thực sự là một khái niệm được thừa nhận trong luật pháp quốc tế và thực tiễn của các quốc gia hay không? Nội dung của quyền lịch sử và thời hiệu áp dụng nếu được thừa nhận như thế nào? Bài viết này xin đóng góp một vài luận giải về chủ đề này.
Abstract: “Biển Đông đang dậy sóng”, “Biển Đông ơi bão nổi lên rồi”… là những hàng tiêu đề thường gặp trên các trang báo diễn ra trong thời gian gần đây. Có thể nói, tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng căng thẳng gia tăng, những gì diễn ra trong năm 2012 cho thấy nguy cơ xảy ra xung đột còn hiện diện lớn hơn những năm 2009 và 2010. Nhìn lại những diễn biến gây ra căng thẳng trên biển Đông, người ta dễ dàng nhận thấy sự mở rộng về mặt phạm vi địa lý và sự thay đổi chiêu thức của các sự kiện. Nếu như trong năm 2009, các sự kiện căng thẳng mới chỉ khởi đầu tại khu vực phía Bắc biển Đông, nổi bật với vụ việc quấy rối tàu Imppeccable của Mỹ, bắt giữ tàu cá của Việt Nam trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc, thì sang năm 2010, ngoài các vụ bắt giữ tàu cá, người ta chứng kiến sự đụng độ của hải quân Trung Quốc và Indonesia tại vùng biển phía Nam, đặt cờ tại đáy biển giữa biển Đông. Năm 2011, đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng với một loạt các sự kiện căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines về thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng các công trình mới trên các thực thể trên biển, triển khai tàu cá ở phía Tây biển Đông, đồng thời ở phía Đông của biển Đông là sự tiếp diễn về quấy rối tàu cá, lệnh cấm đánh bắt cá và cắt cáp hai tàu khảo sát biển của Việt Nam. Năm 2012 chưa kết thúc nhưng với những sự kiện nghiêm trọng như vụ tranh chấp tại Scarborough, tuyên bố mở thầu 9 lô dầu khí và thành lập thành phố Tam Sa đã khẳng định xu hướng gia tăng căng thẳng và nguy cơ xảy ra xung đột tại biển Đông. Vị trí địa lý và bản chất của các vụ việc căng thẳng cho thấy, Trung Quốc đang ngày càng lấn lướt trên thực địa nhằm hiện thực hóa yêu sách từ đường lưỡi bò. Trong khi Chính phủ Trung Quốc vẫn đang cố tình mập mờ về ý nghĩa và cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò, dường như giới học giả đã dọn đường trước bằng một luận điểm “pháp lý” về quyền lịch sử. Quyền lịch sử là gì? Quyền lịch sử có thực sự là một khái niệm được thừa nhận trong luật pháp quốc tế và thực tiễn của các quốc gia hay không? Nội dung của quyền lịch sử và thời hiệu áp dụng nếu được thừa nhận như thế nào? Bài viết này xin đóng góp một vài luận giải về chủ đề này.
Type: Tiêu điểm
Coverage: 13 trang
Appears in Collections:Phân quyền - Quốc phòng, an ninh

Files in This Item:
Thumbnail
  • 96756650378783784144773997920410356219.pdf
    Bản quyền quốc hội
    • Size : 475,15 kB

    • Format : Adobe PDF



  • Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.