Browsing by Author Bùi Tất Thắng

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 24

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2012)

  • Sách nêu lên sự ra đời của ngành khoa học khai sáng, cách mạng công nghiệp và đại khủng hoảng được mô tả trong sự nghiệp phát triển của 3 nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn đến thế giới : Adam Smith, Các Mác và John Maynard Keynes; những phân tích cụ thể về chìa khóa để có thể đạt được sự thịnh vượng, cách giải thích mới về học thuyết tư bản.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2006)

  • Sách trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, những tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế; phân tích tác động ảnh hưởng của những nhân tố mới của thế giới và trong nước đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2019)

  • Nội dung chính của cuốn sách bao gồm 4 chương: Cục diện kinh tế thế giới: Lý luận và lịch sử; Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và điều chỉnh chính sách kinh tế của các nước lớn; Các xu hướng phát triển lớn của thế giới; Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2020)

  • Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và hệ tiêu chí nước công nghiệp của một số nước trên thế giới. Đồng thời, phân tích, đánh giá và đưa ra thực trạng xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp cho Việt Nam và đưa ra định hướng, giải pháp để đạt được các tiêu chí đó theo hướng hiện đại đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2011)

  • Sách phác họa bức tranh toàn diện về nền kinh tế thế giới với phạm vi các khu vực, quốc gia, vùng khác nhau trong suốt tiến trình phát triển kinh tế thế giới; cung cấp số liệu thống kê mức tăng trưởng GDP, bình quân GDP trên đầu người, về dân số, lao động, việc làm, năng suất lao động, cán cân xuất, nhập khẩu của kinh tế thế giới trong 1 thiên nhiên kỷ...

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2018)

  • Cuốn sách phân tích sâu về các nội dung xanh hóa sản xuất công nghiệp, xanh hóa nông nghiệp, xanh hóa tiêu dùng và xanh hóa lối sống đô thị và nông thôn. Đồng thời, các tác giả đã đề cập đến việc huy động nguồn lực từ cộng đồng nhằm phát triển kinh tế xanh (KTX) ở Việt Nam và giới thiệu tổng quan các mô hình thực tiễn trên thế giới, trong đó có quốc gia hướng tới KTX, phát triển bền vững như Việt Nam.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Một mặt, ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường đòi hỏi phải có cái nhìn toàn cục, tổng thể và các giải pháp mang tính vùng và liên vùng. Mặt khác, cách tổ chức hệ thống quản lý và phân cấp, phân quyền hiện nay tạo ra những cản trở đối với việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn vùng và liên vùng. Vì vậy, tìm hiểu những đặc điểm của phát triển và tổ chức quản lý vùng hiện nay để tìm kiếm những mô hình liên kết vùng thích hợp là vấn đề cấp thiết. Trên cơ sở những phân tích chung về liên kết vùng của Việt Nam, bài viết nêu một số kiến nghị cho việc liên kết vùng ở Tây Bắc.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2004)

  • Sách nói về kinh nghiệm thế giới về công nghiệp hoá; Một số quan điểm lý luận và thực tiễn chủ yếu về phát triển công nghiệp hoá ở một số nước đang phát triển Châu Á; Vấn đề định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, mô hình phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết nhận định mặc dù được cải thiện nhiều so với trước, nhưng môi trường kinh doanh ở một số lĩnh vực, địa phương vẫn chưa thực sự thông thoáng, hấp dẫn. Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu, chưa gắn với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thành động lực phát triển chủ yếu. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhiều hơn nhưng lại thiếu tính đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao. Nền công nghiệp quốc gia chưa nắm bắt được những khâu then chốt của chuỗi giá trị và cung ứng, vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài, thậm chí vào một thị trường.

  • item.jpg
  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án đã đưa ra được nội hàm của PTKTBV cấp tỉnh, theo cách tiếp cận PTKTBV cấp tỉnh là trụ cột thứ nhất, là hạt nhân cho phát triển bền vững của tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu PTKTBV của quốc gia và PTKTBV của tỉnh là dựa trên khai thác thế mạnh của mỗi tỉnh, đồng thời phải liên kết với các tỉnh khác khai thác hiệu quả nguồn lực chung. Theo đó, PTKTBV cấp tỉnh là duy trì trạng thái phát triển kinh tế liên tục của một tỉnh trong một thời gian dài. Từ đó, PTKTBV cấp tỉnh phải đảm bảo các điều kiện (i) tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì ổn định, (ii) chất lượng tăng trưởng cao và được cải thiện, thể hiện ở cấu trúc tăng trưởng hợp lý và các nguồn lực cho phát triển kinh tế ...

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2010)

  • Sách trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Khả năng và thực trạng phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam. Quan điểm và giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2014)

  • Sách viết về vấn đề tái cơ cấu kinh tế để phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay; tư duy mới về tái cơ cấu kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển doanh nghiệp tư nhân đế phục hồi tốc độ tăng trưởng; cách thức kích hoạt thị trường bất động sản.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết nhận định tái cơ cấu kinh tế đã từng diễn ra trên quy mô thế giới, khu vực và từng nền kinh tế. Theo cách hiểu thông thường, tái cơ cấu kinh tế không diễn ra thường xuyên mà chỉ khi nền kinh tế đứng trước một tình huống khó khăn nhất định (gặp hoặc chịu tác động của khủng hoảng, không thể giữ nguyên cấu trúc cũ…), vấn đề tái cơ cấu kinh tế được đặt ra như một giải pháp cấp bách. Tại Việt Nam, Đại hội Đảng XII đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.