Browsing by Author Bùi Thị Thanh Hằng

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 13 of 13

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2009)

  • Theo Điều 121 Điều 410 Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2005 các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, những điều kiện về hợp đồng dân sự vô hiệu không được qui định chi tiết mà được chỉ dẫn đến các qui định có liên quan của Bộ luật. Do vậy, bài viết đã xem xét hợp đồng dân sự vô hiệu trên cơ sở các phân tích trong mối liên hệ chặt chẽ với những quy định khác trong toàn bộ các qui định của BLDS 2005 như: định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu; vi phạm điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực; hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu và thời điểm xác định thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu… Trên cơ sở đó bài viết đưa ra một s...

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2009-09-15)

  • Bài viết đã xem xét hợp đồng dân sự vô hiệu trên cơ sở các phân tích trong mối liên hệ chặt chẽ với những quy định khác trong toàn bộ các qui định của BLDS 2005 như: định nghĩa hợp đồng dân sự vô hiệu; vi phạm điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực; hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu và thời điểm xác định thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu… Trên cơ sở đó bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2017-06-28)

  • Nguyên tắc bồi thường toàn bộ là nguyên tắc được khoa học pháp lý thế giới cũng như Việt Nam thừa nhận. Nguyên tắc này là hệ luận của nguyên tắc "pacta sunt servanda", theo đó bên có quyền phải được bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà bên này phải gánh chịu. Phạm vi bài viết đề cập đến nguyên tắc bồi thường toàn bộ và các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc bồi thường toàn bộ.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2011-03-15)

  • Với mục đích làm rõ tác động của Dioxin lên các gia đình Việt Nam là nạn nhân của chiến tranh, bài viết trước hết sẽ làm rõ Dioxin là gì và những di hại của nó đối với sức khỏe con người. Tiếp đó bài viết phân tích tác động của chất độc da cam đến các gia đình việt Nam thông qua lý thuyết chức năng gia đình và lý thuyết giới trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang biến đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Cuối cùng bài viết đưa ra kết luận của mình về tác hại của Dioxin đến gia đình Việt Nam là nạn nhân của chiến tranh cũng như những việc mà Việt Nam đã và cần thực hiện để giúp đỡ các nạn nhân bị phơi nhiễm cũng như gia đình của họ.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2011)

  • Bài viết làm rõ Dioxin là gì và những di hại của nó đối với sức khỏe con người. Tiếp đó bài viết phân tích tác động của chất độc da cam đến các gia đình Việt Nam thông qua lý thuyết chức năng gia đình và lý thuyết giới trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang biến đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Cuối cùng bài viết đưa ra kết luận của mình về tác hại của Dioxin đến gia đình Việt Nam là nạn nhân của chiến tranh cũng như những việc mà Việt Nam đã và cần thực hiện để giúp đỡ nạn nhân cũng như gia đình họ.

  • nnpl 10.15_b7_Giao dich dan su trong BLDS tu goc do gioi.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2015)

  • Hiện nay, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 đang được nghiên cứu để sửa đổi. Trên cơ sở Điều 26 Hiến pháp năm 2013 và Điều 20, Điều 21 Luật Bình đẳng giới năm 2006, các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được cơ quan soạn thảo xem là kim chỉ nam trong việc xây dựng Dự thảo (sửa đổi) BLDS nhằm bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong các quan hệ dân sự, qua đó bảo đảm quyền của người phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Điều này xuất phát từ nhận thức BLDS là đạo luật gốc của luật tư, một mặt ghi nhận quyền của phụ nữ trong các quan hệ dân sự thông qua việc công nhận, tôn trọng và bảo đảm tốt nhất quyền của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống dân sự, mặt khác ...

  • NNPL1.15-B8.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Thị Thanh Hằng (2015)

  • Sau gần 10 năm thi hành, các quy định về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở hữu nói riêng trong Bộ luật Dân sự 2005 đã bộc lộ những điểm chưa tương thích với khoa học pháp lý thế giới. Bài viết phân tích các học thuyết về quyền sở hữu và ảnh hưởng của những học thuyết này đến pháp luật một số quốc gia, từ đó đề xuất nội dung chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam tương lai.