Browsing by Author Lê Hải Bình

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 13 of 13

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-06)

  • Với thành công của Việt Nam trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19, chúng ta đã chứng minh hết sức thuyết phục với thế giới tính ưu việt của chế độ, khả năng quản trị quốc gia tốt, bản lĩnh và khả năng ứng phó với thách thức của Đảng và Nhà nước ta. Soi chiếu với các tiêu chí quản trị quốc gia tốt của Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác, trong đại dịch Covid-19, Việt Nam không những đáp ứng đầy đủ, mà còn vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với đặc thù đất nước và thực tiễn dịch bệnh.

  • item.jpg
  • Bài trích



  • Bài viết nhận định kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ (năm 2008) và lan ra toàn thế giới, gần 10 năm qua, thế giới trải qua những biến động to lớn cả về địa - kinh tế, địa - chính trị và địa - chiến lược. Những xáo động trong nội bộ các nước, tính bất an của các “điểm nóng”, tính phức tạp trong cạnh tranh và hợp tác giữa các nước lớn, những chập chững, gập ghềnh của các xu thế khu vực và toàn cầu..., đã tạo nên một bức tranh chung với gam màu xám chủ đạo. Hơn lúc nào hết, những biến động đó thực sự đã hội tụ rõ nét trong năm 2017 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh dấu việc bắt đầu hình thành một cục diện mới của thế giới và khu vực.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết đánh giá cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chế đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì...

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2021-12)

  • Bài viết này sẽ đi sâu làm rõ ba nội dung chính: Một số vấn đề lý luận về truyền thống ngoại giao nhân văn Việt Nam, tập trung vào tư tưởng và ngoại giao nhân văn Hồ Chí Minh; Cơ sở thực tiễn và một số thành tựu của ngoại giao nhân văn Việt Nam; và Một số gợi ý chính sách để phát huy hơn nữa ngoại giao nhân văn trong thời kỳ mới.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2021)

  • Nội dung cuốn sách góp phần làm rõ hơn luận cứ khoa học về nội hàm khái niệm, thực trạng, những yếu tố tác động và dự báo chiều hướng phát triển của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, từ đó đánh giá những tác động thuận và không thuận đối vói Việt Nam trước những biến động phức tạp, khó lường của trật tự thế giới hiện nay, góp phần gợi mở để Đảng và Nhà nước ta xác định đường lối đối ngoại đúng đắn, khai thác sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2022-03)

  • Bài viết này xem xét các cách tiếp cận vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế, chiến lược mà các quốc gia theo đuổi để nâng cao vị thể của mình; đánh giá tổng quan về vị thế của Việt Nam hiện nay; và xác định một số định hướng chỉnh nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn và gia tăng cạnh tranh chiến lược đã khiển tập hợp lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương đi theo các hướng lớn như do Mỹ dẫn dắt, do Trung Quốc dẫn dắt, do các nước khác dẫn dắt và theo lĩnh vực. Sự dịch chuyển tập hợp lực lượng này tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở cấp độ cục diện, cấu trúc khu vực, các nước và các vấn đề. Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức Việt Nam cần trong bổi cảnh mới. Để có thể ứng xử phù hợp, Việt Nam nhận thức rõ các xu hướng tập hợp lực lượng phương châm và từ đó đề ra các biện pháp thích hợp.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Với sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Mỹ, ngày càng dự đoán cho rằng Trung Quốc và Mỹ sớm muộn sẽ rơi vào "cái bẫy Thucydides", nghĩa là sẽ lao vào một cuộc chiến tranh lớn trong quá trình chuyển đổi quyền lực. Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng quan hệ Mỹ - Trung hiện nay có những đặc thù với nhiều biến số phức tạp nên không dễ xảy ra xung đột. Với Việt Nam, diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá môi trường đối ngoại. Bài viết này đưa ra một số đánh giá và dự báo về khả năng xung đột và thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Với sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Mỹ, ngày càng dự đoán cho rằng Trung Quốc và Mỹ sớm muộn sẽ rơi vào "cái bẫy Thucydides", nghĩa là sẽ lao vào một cuộc chiến tranh lớn trong quá trình chuyên đổi quyền lực. Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng quan hệ Mỹ - Trung hiện nay có những đặc thù với nhiều biến cố phức tạp nên không dễ xảy ra xung đột. Với Việt Nam, diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá môi trường đối ngoại. Bài viết này đưa ra một số đánh giá và dự báo về khả năng xung đột và thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc về mặt lý luận cũng như thực tiễn.