Browsing by Author Nguyễn Đình Cung

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 18 of 18

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2016)

  • Tài liệu đề cập đến bối cảnh kinh tế trong quý I năm 2016 gồm bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới; kinh tế Việt Nam: Yêu cầu cải cách cơ cấu trong năm 2016. Tập trung vào diễn biến và triển vọng kinh tế vĩ mô. Đưa ra một số vấn đề kinh tế vĩ mô nổi bật. Như tăng cường kỉ cương ngân sách nhà nước; năng suất lao động: Thực trạng và ưu tiên chính sách; suy giảm kinh tế Trung Quốc và những hệ lụy đối với Việt Nam.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2016)

  • Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II năm 2016 được thực hiện nhằm: (i) Cập nhật, phân tích, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô quý II và 6 tháng đầu nãm 2016, kèm theo những phân tích và nhận định đa chiều của chuyên gia/Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; (ii) Đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô quý III; (iii) Phân tích, dựa trên bằng chứng định tính và/hoặc định lượng, về một số vấn đề kinh tế nối bật; và (iv) Kiến nghị một số định hướng đối mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và giải pháp chính sách cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2016 và các năm tiếp theo.

  • caicachcuachinhphu.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Đình Cung (2016)

  • Đánh giá qua hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của năm 2014 và 2015, môi trường kinh doanh của nước ta đã đươc cải thiện đáng kể, năng lực cạnh tranh đươc nâng lên và các tổ chức quốc tế có uy tín đều ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết phân tích đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh chưa từng có đến kinh tế toàn cầu nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Chính phủ tất cả các nước đều thực hiện các giải pháp chính sách vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế. Cải cách cải thiện môi trường kinh doanh được coi là một trong các giải pháp chủ yếu. Các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ được phân chia theo ba giai đoạn: Giai đoạn dịch bệnh bùng phát, giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, giai đoạn phục hồi và xây dựng sức sống chịu của nền kinh tế.

  • Kinhtedubao23.2015_Caicachtheche.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Đình Cung (2015)

  • Trên thực tế, trước năm 2008, tăng trưởng GDP trung bình của nước ta đạt 7,6%/năm, tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 5,8%/năm, nghĩa là, nếu không có "đổi mới thể chế phiên bản 2", chúng ta sẽ mãi giữ một khoảng cách khá xa, khó có thể theo kịp các nước trong khu vực.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2020-07-01)

  • Hamada Kazuyuki, học giả Kinh tế - Chính trị nổi tiếng của Nhật Bản đã diễn giải, phân tích một cách rõ ràng, đầy đủ trong Cường quốc trong tương lai – Vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030. Quyển sách được xem là “tập bản đồ thế giới tương lai” dự đoán về một thế giới sắp đến.Trong cuốn sách, Hamada Kazuyuki cũng dành một phần để luận bàn về kinh tế Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển nổi bật nhất ở Châu Á.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết nhận định trong lĩnh vực kinh tế, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và EU mang tính bổ trợ thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là sản phẩm chế biến chế tạo và hàng phi nông nghiệp với các mặt hàng chủ lực như hàng điện tử, giày dép, máy móc, đồ gỗ, dệt may, cá đông lạnh và cà phê. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc thiết bị, máy bay, tàu thủy, ô tô và dược phẩm.

  • item.jpg
  • Luận án


  •  (2020)

  • Xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết. mô hình tổng quát để tiến hành phân tích, đánh giá quản lý tuân thủ bao gồm đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp hình thức, quy trình, các công cụ, tiêu chí, chỉ số tiêu chí của đánh giá tuân thủ...đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (XK, NK) của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quản lý tuân thủ, nghiên cứu kinh nghiệm về thực hiện quản lý tuân thủ của 6 quốc gia, rút ra 5 bài học cho Hải quan Việt Nam về áp dụng quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan.

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo


  •  (2023)

  • Hoàn thiện thể chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển về chất của khu vực doanh nghiệp nước ta, qua đó tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và quan điểm của Đảng về thể chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp đồng thời phân tích thực trạng thể chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, bài viết chỉ ra một số bất cập, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.; |Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đ...

  • 22.TAFExportCompetitivefinal.pdf.jpg
  • 2011


  • Authors: Lưu Minh Đức; Nguyễn Minh Thảo; Nguyễn Đình Cung; Nguyễn Thị Tuệ Anh; Lê Phan (2011)

  • Báo cáo được trình bày trong năm phần. Phần thứ nhất tổng quan hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Phần thứ hai trình bày một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Phần thứ ba phân tích tổng quan các doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành lựa chọn, gồm may mặc, thủy sản và điện tử. Phần thứ tư phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu qua kết quả điều tra doanh nghiệp xuất khẩu. Và cuối cùng là kết luận và kiến nghị.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2016)

  • Bài nghiên cứu được thiết kế nhằm làm rõ sự phụ thuộc kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh những thay đổi nhanh về địa chính trị trong khu vực cũng như sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế; từ đó đề xuất những thay đổi cơ cấu, thể chế chính sách cần thiết nhằm tối ưu hóa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

  • item.jpg
  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án đã thu thập thông tin, phân tích, đánh giá về tình hình DNNN ở Việt Nam, những vấn đề về quy mô vốn đầu tư, lao động và hiệu quả kinh doanh, so sánh các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước để thấy được tổng thể hoạt động và những đóng góp của DNNN, chỉ ra những hạn chế của doanh nghiệp. Điều này làm rõ thêm mục đích, yêu cầu của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đã nêu và phân tích thực trạng tái cơ cấu DNNN trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thông qua: (i) Định vị lại vai trò của DNNN; (ii) Cơ cấu lại danh mục tài sản bằng hình thức rà soát lại những lĩnh...

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2016)

  • Cuốn sách nghiên cứu về thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia thông qua việc tìm hiểu và lựa chọn phân tích một số văn bản luật cơ bản, chính yếu trong các lĩnh vực pháp luật kinh tế cốt yếu. Cùng với đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các luật nhằm góp phần đa dạng hóa pháp luật kinh tế và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

  • 3.pdf.jpg


  • Authors: Nguyễn Đình Cung (2014)

  • Phân tích thực trạng kém hiệu quả, lãng phí của đầu tư nhà nước gồm : sự đầu tư phân tán, dàn trải, thiếu hệ thống và đồng bộ, trùng lặp và chồng chéo; đầu tư theo phong trào… Đưa ra ba nguyên nhân dẫn đến hệ quả thực trạng kém của đầu tư nhà nước. Đề xuất một số giải pháp thay đổi thể chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo nguyên tắc và quy luật thị trường

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2017)

  • Nghiên cứu tập trung vào xác định một số yêu cầu cải cách thể chế kinh tế quan trọng để Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Theo đó, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng cách tiếp cận định tính, xác định khoảng cách trên một số khía cạnh thể chế nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết HNKTQT trong các FTA thế hệ mới, từ đó kiến nghị những định hướng cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

  • item.jpg
  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án được kỳ vọng góp phần bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh (NLCT). Luận án đã làm rõ những tranh luận học thuật về khái niệm NLCT; phân tích NLCT dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế; chỉ ra việc vận dụng khái niệm khác nhau về NLCT trong nghiên cứu định hướng chính sách; đồng thời khái quát hóa các khung khổ lý thuyết về NLCT theo cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế. Theo đó, luận án lựa chọn khái niệm NLCT kết hợp hai quan điểm về năng suất và chi phí; và kết hợp các khung khổ lý thuyết NLCT khác nhau xây dựng khung phân tích riêng về NLCT quốc gia Việt Nam, đó là: (i) thể hiện khung NLCT hình tháp; (ii) chú trọng các nhân tố theo giai đoạn phát tri...