Browsing by Author Nguyễn Quý Trọng

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 9 of 9

  • Luathoc4.2012_B6_Tuvethuongmaitrongnhapkhauhanghoa.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Nguyễn Quý Trọng (2012)

  • Phân tích, đánh giá về biện pháp tự vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam; Hệ thống pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam có thể được coi là công cụ bảo hộ hợp pháp, ngăn chặn hoặc hạn chế những diễn biến bất lợi do việc gia tăng bất thường lượng hàng hoá từ nước ngoài vào thị trường nội địa. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay chúng ta vừa phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Tổ chức thương mại thế giới vừa phải đảm bảo ổn định và hướng tới bảo đảm công bằng thương mại.

  • Luathoc9.2010_B7_Luatdoanhnghiepvaluatdautu.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Nguyễn Quý Trọng (2010)

  • Sự tồn tại đồng thời của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư với những điểm khác biệt cơ bản về thành lập, quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trên phương diện nào đó là điều khó tránh khỏi. Bài viết đưa ra một số điểm khác nhau cơ bản của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.

  • Luathoc12.2006_B9_Luatphasan2004-batcap.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Nguyễn Quý Trọng (2006)

  • Luật phá sản năm 2004 ra đời ghi nhận nhiều cơ chế, chính sách mới, góp phần tạo môi trường và hành lang pháp lí thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, qua hơn một năm áp dụng Luật phá sản năm 2004 cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực thi đạo luật này trong đời sống doanh nghiệp nói riêng, đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Bài viết này phân tích một số hạn chế, bất cập chủ yếu của Luật phá sản năm 2004.

  • item.jpg
  • Tạp chí


  •  (2018-02)

  • Một mô hình quản trị công ty luật hợp danh tốt cần được tạo bởi những thành tố tác động, được thiết kế trên cơ sở hệ thống các cơ quan và sự giám sát nhằm hướng tới mục tiêu phát triển của công ty cũng như của các thành viên công ty. Bởi công ty luật hợp danh không chỉ đơn thuần là một loại hình công ty thương mại thuần túy, mà nó còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ đặc biệt cho người tiêu dùng và xã hội. Tuv nhiên, thực tế vấn đề quản trị công ty luật hợp danh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về quản trị công ty luật hợp danh là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

  • 80_QUANGCAOTHUONGMAI_TC_QLNN_SO229_2015.pdf.jpg
  • 2015


  • Authors: Nguyễn Quý Trọng (2015)

  • Nhà nước có vai trò to lớn đối với việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó vai trò của Nhà nước đối với thương mại nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng là một tất yếu khách quan, thể hiện trên nhiều phương diện như: định hướng, lập pháp, hành pháp và xây dựng các thiết chế thi hành pháp luật.... Bài viết tập trung luận giải các căn cứ kinh tế, pháp lý và cơ sở khoa học nhằm tiếp tục khẳng định vai trò của Nhà nước đối với các chính sách thương mại nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Tài sản, quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp nói chung, trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nói riêng được quy định tại Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014,... Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực thi, các quy định của pháp luật về vấn đề này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

  • Luathoc1.2015_B6_VaitroNNvoiquangcaothuongmai.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Nguyễn Quý Trọng (2015)

  • Nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động thương mại nói chung và hoạt động quảng cáo thương mại (QCTM) nói riêng. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động QCTM là tất yếu khách quan. Nhà nước hoạch định chính sách phát triển QCTM, thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật, xây dựng các chương trình mục tiêu, dự án phát triển và cơ chế thực thi hiệu quả, minh bạch hoạt động quảng cáo thương mại trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và tương lai của QCTM. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ, thúc đẩy QCTM, tạo ra môi trường cạnh tranh; nâng cao ý thức trách nhiệm và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích củ...