Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Bản thông tin


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (2008)

  • Để góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hình sự trong điều kiện thực hiện cải cách tư pháp, sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), tác giả nghiên cứu các quy định của BLTTHS 2003 hiện hành về những nguyên tắc cơ bản để trên cơ sở đó làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản này của BLTTHS.

  • Thông tin chuyên đề


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí

  • Bài viết phân tích làm rõ việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự thể hiện qua một số nội dung, mà cụ thể là: 1. Qua các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự. 2. Qua quy định của Luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn. 3. Qua các quy định về khởi tố vụ án hình sự. 4. Qua các quy định về điều tra - truy tố. 5. Qua các quy định về thi hành bản án.

  • 1997


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (1997)

  • Pháp luật hình sự nước ta trước khi ban hành Bộ Luật hình sự chưa quy định một cách đầy đủ, rõ ràng và chính thức khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” – Yếu tố chức vụ, quyền hạn trong các tội xâm phạm sở hữu : Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa; Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa; Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân.

  • 1997


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (1997)

  • Định tội danh là một khâu quan trọng trong quá trình áp dụng quy phạm pháp luật hình sự, là tiền đề quyết định hình phạt đối với người phạm tội – Thực tiễn áp dụng pháp luật trong những năm vừa qua cho thấy việc định tội danh nói chung và việc định tội danh cho các tội xâm phạm sở hữu nói riêng là rất phức tạp, gây nhiều tranh luận ở các cơ quan tiến hành tố tụng và các cấp xét xử. Chính vì vậy, việc xác định phương pháp định tội danh khoa học là một đòi hỏi cấp thiết và đó là phương pháp định tội theo cấu thành tội phạm: Định tội danh theo yếu tố khách thể của tội phạm; Định tội danh theo mặt khách quan của tội phạm; Định tội danh theo chủ thể của tội phạm; Định tội danh theo mặt chủ...

  • 1998


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (1998)

  • Khi xem xét yếu tố khách thể của tội phạm không thể không đề cập đối tượng tác động của tội phạm. Bởi đối tượng của tội phạm là những bộ phận cấu thành nên quan hệ xã hội với tư cách là khách thể của tội phạm – Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu chủ yếu là tài sản, ở một số tội phạm còn có đối tượng là con người như Tội cướp tài sản, tội bắt cóc,.. – Các tội xâm phạm sở hữu được quy định ở hai chương: Chương IV - Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và Chương VI – Các tội xâm phạm sở hữu riêng công dân



  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (2010)

  • Về các đặc điểm của mô hình tố tụng, tranh tố tụng. So sánh mô hình tố tụng tranh tố tụng với mô hình tố tụng thẩm vấn. Đặc điểm mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam. Lựa chọn mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam. Sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự trên cơ sở lựa chọn mô hình tổ tụng hình sự tranh tụng thẩm vấn.

  • 1997


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (1997)

  • Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn trong trường hợp phạm tội riêng lẻ đối với cùng một tội danh, được biểu hiện ở sự tham gia tội phạm của nhiều người và hành vi của họ có thể gây ra những thiệt hại lớn cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ, có khả năng thực hiện được những tội phạm mà một người khó thực hiện. Xu hướng đồng phạm ngày một tăng và chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong các vụ phạm tội. Đặc biệt trong các vụ án lớn xâm phạm sử hữu đều được thực hiện bằng hình thức đồng phạm như: vụ Nguyễn Văn Mười Hai, Tamexco, Công ty dệt Nam Định , ...

  • 2008


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (2008)

  • Luận bàn về việc đảm bảo sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết các vụ án theo luật tố tụng hình sự. Đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nước ta, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự và phục vụ chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay

  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (2006)

  • Bài viết đề cập đến các vấn đề sau: (1) Hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án trong tố tụng hình sự trên cơ sở xác định tòa án là cơ quan trung tâm của hoạt động tố tụng hình sự bảo vệ quyền con người. (2) Hoàn thiện các quy định về Viện kiểm sát nhằm tăng cường chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật tố tụng hình sự hướng tới chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố. (3) Hoàn thiện pháp luật về cơ quan điều tra và hoạt động điều tra. (4) Hoàn thiện pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. (5) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bổ trợ tư pháp đặc biệt là pháp luật về luật sư.

  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Ngọc Chí (2010-03-15)

  • Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2003 hiện hành, bài viết bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, phân tích nội dung, những vướng mắc để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.