Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:


  • Authors: Lưu Việt Hà (2014)

  • Trình bày và phân tích vai trò quan trọng của các nước ASEAN trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ 21 và đưa ra những dự báo chiều hướng chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc trong những năm tới: về chính trị; về quốc phòng an ninh; về kinh tế xã hội...



  • Authors: Vũ Lê Thái Hoàng (2014)

  • Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước "tầm trung" trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự. Qua đó, tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung.



  • Authors: Trần Hiệp (2014)

  • Sau Chiến tranh lạnh, Ca-dắc-xtan tuyên bố độc lập, thực thi chính sách đối ngoại độc lập, thực dụng, cân bằng, đa phương, hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới. Bài viết khái quát về Ca-dắc-xtan, quan hệ đối ngoại Ca-dắc-xtan sau Chiến tranh lạnh và định hướng chính sách đối ngoại Ca-dắc-xtan trong giai đoạn 2014-2020

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Sự lớn mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự cùa Ấn Độ trong hai thập kỷ gần đây đã giúp Ẩn Độ "trỗi dậy" khiến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã phải điều chỉnh cách đánh giá về vai trò và sự tham gia của quốc gia này vào cấu trúc an ninh mới. Bài viết phân tích và xác định vị thế của Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển tương thích với cấu trúc an ninh quốc tế trong bối cảnh địa chính trị quốc tế và khu vực đang chịu ảnh hưởng chi phối bởi các cường quốc. Trên cơ sở bài viết phân tích chính sách đối ngoại Ấn Độ và chính sách của Ấn Độ đối với Việt Nam khẳng định, ...

  • Bài trích


  •  (2020-04)

  • Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, với mục tiêu "trở về châu Á", trước vực Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Đông Nam Á nổi lên khu vực có sự hợp tác, liên kết, hội nhập và phát triển năng động của thế giới, cũng là nơi diễn ra sự cọ xát, tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn và xuất hiện những yếu tố mới gây mất ổn định khu vực, tác động đến an ninh và mục tiêu chiến lược của Nhật Bản. Bài viết tập trung phân tích chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh Lạnh và tác động của sự điều chỉnh đó đối với quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thời gian qua.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn và gia tăng cạnh tranh chiến lược đã khiển tập hợp lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương đi theo các hướng lớn như do Mỹ dẫn dắt, do Trung Quốc dẫn dắt, do các nước khác dẫn dắt và theo lĩnh vực. Sự dịch chuyển tập hợp lực lượng này tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở cấp độ cục diện, cấu trúc khu vực, các nước và các vấn đề. Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức Việt Nam cần trong bổi cảnh mới. Để có thể ứng xử phù hợp, Việt Nam nhận thức rõ các xu hướng tập hợp lực lượng phương châm và từ đó đề ra các biện pháp thích hợp.

  • Bài trích


  •  (2020-03)

  • Là một khu vực phát triển năng động, nằm ở trung tâm của Ẩn Độ Dương - Thái Bình Dương, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng giữ vị trí quan trọng trong chiến lược và chính sách đối ngoại của các cường quốc trong và ngoài khu vực. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau những động thái dường như ẩn chứa nhiều bất định và gây lo ngại ở những ngày đầu. Chính sách đối ngoại của Mỹ với ASEAN từng bước được định hình và ngày càng thể hiện rõ là sự coi trọng vai trò của ASEAN trong tổng thế chính sách châu Á, nhất trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPS).

  • Sách


  •  (2016)

  • Cuốn sách giúp bạn đọc khái quát lịch sử quan hệ của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XIX đến nay. Trên cơ sở đó, phân tích chính sách ngoại giao với những mục tiêu và lợi ích của Trung Quốc trong khu vực, cũng như chiến lược của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa chương trình, kế hoạch địa - chính trị qua các giai đoạn lịch sử.