Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


  • previous
  • 1
  • next
Item hits:
  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án cho kết quả ban đầu về đặc điểm bệnh lý sỏi ống tuyến nước bọt trên đối tượng người Việt Nam. Ứng dụng kỹ thuật nội soi ống tuyến để chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi ống tuyến nước bọt (tuyến dưới hàm, tuyến mang tai) cho đối tượng bệnh nhân Việt Nam, có thể triển khai tại những cơ sở y tế có đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực. Nghiên cứu đưa ra các bước kỹ thuật chi tiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi ống tuyến nước bọt Luận án đề xuất một số cải tiến về mặt kỹ thuật, dụng cụ và bảng phân loại sỏi như que nong, vỏ kim luồn, que lấy sỏi giúp cho các thao tác trong phẫu thuật được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án đưa ra chỉ số kích thước khối bên C1, cuống đốt C2. Từ đó đưa ra kích thước vít phù hợp trong phẫu thuật cố định C1-C2 vững chắc. Đưa ra hiệu quả của một phương pháp phẫu thuật và việc xử dụng chất liệu ghép xương đồng loại, giúp bệnh nhân không đau nơi lấy xương ghép, cuộc mổ rút ngắn thời gian, tỷ lệ liền xương đạt 100%. Đưa ra được kết quả xa sau mổ ( thời gian theo dõi dài, 18 tháng): các chỉ số VAS, NDI, ASIA cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước mổ (11,24% so với 52,8%)

  • Luận án


  •  (2021)

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn tổn thương thường gặp nhất là giãn ống tụy chính chiếm 89,3% và tăng âm thành ống tụy chính chiếm 82,9%, nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn giai đoạn sớm tổn thương thường gặp nhất là tăng âm thành ống tụy chính chiếm 100%, dải tăng âm không có bóng lưng chiếm 95,4%, nốt tăng âm không có bóng lưng chiếm 95,4%. Viêm tụy mạn theo tiêu chuẩn Rosemont chiếm 68,1%; nghi ngờ viêm tụy mạn chiếm 27,5%. Siêu âm nội soi chẩn đoán được 86,4% các trường hợp nghi ngờ viêm tụy mạn tương đương với viêm tụy mạn giai đoạn sớm theo tiêu chuẩn của Hội Tụy Nhật Bản.

  • Luận án


  •  (2021)

  • Nghiên cứu bước đầu tìm hiểu được các dị tật kèm theo tắc tá tràng bẩm sinh, kết quả chỉ ra rằng dị tật kèm theo là yếu tố tiên lượng đến khả năng sống sót của thai nhi, giúp các bác sĩ lâm sàng có thể tiên lượng và tư vấn cho thai phụ. Đánh giá kết quả điều trị tắc tá tràng sau sinh khi được chẩn đoán sớm và có phương pháp phù hợp, kết quả điều trị giữ thai, kết quả phẫu thuật điều trị tắc tá tràng bẩm sinh đạt hiệu quả cao.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Tỷ lệ giãn não thất đơn độc 43,7%, giãn não thất phối hợp 44,6%. Nguyên nhân giãn não thất được chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm bao gốm: giãn não thất có nhiều bất thường chiếm tỷ lệ cao nhất 17%, đứng thứ hai là bất sản thể chai 11,7%, thứ ba là bất sản vách trong suốt 7,7%. Một số nguyên nhân khác: Spina Bifida, thoát vị não, tắc cống não, nhẵn não, Dandy Walker, xuất huyết não, u não, nhiễm trùng thai, Merkel Gruber, chẻ não, hẹp sọ. Trong các bất thường hình thái bên ngoài hệ thần kinh trung ương, bất thường tim chiếm tỷ lệ lớn nhất 9,3%, thận 3,3% và chi 2,7%. Tỷ lệ bất thường NST 9,4% (8 trường hợp, chủ yếu là lệch bội).

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án phân tích đơn biến thấy thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh của bệnh nhân ung thư trực tràng có liên quan đến cách thức phẫu thuật, mức độ xâm lấn, di căn hạch và giai đoạn ung thư, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05- 0,001. Phân tích đa biến thấy mức độ xâm lấn của khối u là yếu tố tiên lượng độc lập của thời gian sống thêm toàn bộ (HR= 6,40; KTC 95%: 1,43- 28,48) và sống thêm không bệnh ở bệnh nhân ung thư trực tràng (HR= 3,09; KTC 95%: 0,95- 9,96). Cách thức phẫu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập của thời gian sống thêm không bệnh với HR= 5,38 (KTC 95%: 1,63 - 17,72), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 - 0,01.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Nghiên cứu được tiến hành trên 124 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là chấn thương gan, điều trị tại 11 bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian từ tháng 11 năm 2009 đến hết tháng 5 năm 2013. Về chẩn đoán chấn thương gan: 60,5% BN có huyết động ổn định khi vào viện. 96,8% BN được siêu âm ổ bụng, 85% phát hiện tổn thương gan. 40,3% BN được chụp cắt lớp vi tính. BN được chụp cắt lớp vi tính có tỷ lệ điều trị bảo tồn cao hơn so với nhóm không được chụp (69,4% so với 11,3%). Độ chính xác của cắt lớp vi tính phát hiện dịch ổ bụng là 93,33%, phát hiện tổn thương gan là 100%. Về kết quả điều trị: 50% BN được chỉ định điều trị bảo tồn và 50% được mổ cấp cứu ngay. 74,2% được điều ...

  • previous
  • 1
  • next