Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Luận án


  •  (2020)

  • Đáp ứng điều trị có 81,8-89,7% cải thiện các triệu chứng cơ năng như ho, đau ngực, khó thở. Đáp ứng khách quan chủ yếu là đáp ứng một phần 59,6%, đáp ứng hoàn toàn 1,8%. Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị gồm loại hình đột biến gen exon 19 có tỷ lệ đáp ứng cao hơn exon 21 (73,5% so với 43,5%). Thời gian sống PFS với trung vị 10 tháng (ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 23 tháng). PFS có liên quan đến loại hình đột biến, có hút thuốc lá, tác dụng phụ trên da và đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên khi phân tích đa biến thì chỉ có yếu tố đáp ứng với gefitinib và hút thuốc lá là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến OS.

  • Luận án


  •  (2020)

  • Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, các bác sỹ đã áp dụng phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị sau phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư trực tràng giai đoạn II-III từ những năm 1990, và đã có kết quả điều trị khá tốt: tỷ lệ tái phát tại chỗ sau hai năm là 7,3%, tỷ lệ phẫu thuật tận gốc là 70%, tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt là 40%. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị. Với những phương tiện điều trị cũng như nguồn nhân lực hiện có tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, câu hỏi đặt ra là: “Phương pháp hóa - xạ trị trước mổ kết hợp phẫu thuật có nâng cao tỉ lệ phẫu thuật tận gốc, phẫu thuật bảo tồn cơ thắt và giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ cho bệnh nhân ung thư trực tràng giữa v...

  • Luận án


  •  (2020)

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn toàn bộ sau Phẫu thuật cắt khối tá tụy nạo hạch triệt để (PTCKTTNHTĐ) đối với ung thư vùng đầu tụy gồm: mức độ xâm lấn, di căn hạch, số lượng hạch và tỉ lệhạch di căn, xâm lấn thần kinh vi thể và hóa trị hỗ trợ sau mổ. Phân tích đa biến, ba yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn là số lượng hạch di căn, xâm lấn thần kinh vi thể và hóa trị sau mổ. Tỉ lệ tái phát sau mổ là 46,2%, di căn xa chiếm 63,6%, tái phát tại chỗ kèm di căn xa chiếm 36,4%. Hai yếu tố tiên lượng tái phát sớm sau PTCKTTNHTĐ đối với ung thư vùng đầu tụy bao gồm xâm lấn mạch máu và thần kinh vi thể.

  • Luận án



  • Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam với cỡ mẫu đủ lớn để cho kết quả đầy đủ nhất về hiệu quả của phẫu thẫu thuật bảo tồn chi kết hợp với tia xạ bổ trợ đối với ung phần mềm chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy Vị trí khối u hay gặp nhất ở đùi chiếm 59,2%. Thể u nông chiếm 27,5%, %, thể u sâu chiếm 72,5%. %. 84,5% khối u có cường độ tín hiệu không đồng nhất trên phim chụp MRI, 71,1% có bờ khối u không đều. Thể sarcom đa hình không biệt hóa chiếm cao nhất 21,2%. Độ mô học 3 chiếm tỷ lệ 52,1%. Phẫu thuật cắt rộng u đơn thuần chiếm 85,2%. Tỷ lệ cắt rộng u diện cắt ≥ 1cm chiếm 52,8%. Biến chứng phù bạch huyết do xạ trị chiếm 23,2%. Biến chứng da cấp tính do xạ trị đa số gặp thể nhẹ (độ 1) c...

  • Luận án



  • Phẫu thuật cắt trước thấp chiếm 74,3%, phẫu thuật cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn chiếm 25,7%. Dẫn lưu hồi tràng 53,8%. Tỷ lệ tai biến 5,7%, biến chứng nặng sau mổ 12,1%. Thời gian mổ trung bình 134,1±32,4 phút. Ngày nằm viện sau mổ trung bình 10,8 ± 5,1 ngày. Mạc treo trực tràng được cắt bỏ hoàn toàn và gần hoàn toàn tương ứng là 63,6% và 36,4%. Diện cắt đầu xa trung bình 24,5 ± 13,6 mm, không còn tế bào u 98,0%. Diện cắt chu vi không còn tế bào u đạt 98,5%. Thời gian sống thêm toàn bộ 26,7 ± 9,6 tháng; thời gian sống thêm không bệnh 25,2 ± 10,9 tháng. Tỷ lệ tái phát 12,1%. Độc tính muộn gặp độ 3 là 12,9%.Những đóng góp trên có tính thiết thực, giúp các phẫu thuật viên có...

  • Luận án


  •  (2020)

  • Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu về biểu hiện microRNA-21, microRNA-122 huyết tương ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nhiễm vi rút viêm gan B. Kết quả nghiên cứu chỉ ra biểu hiện microRNA-21, microRNA-122 tăng cao trong huyết tương bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan so với nhóm chứng. MicroRNA-21, microRNA-122 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn AFP trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan so với nhóm chứng. Khi phối hợp icroRNA-21, microRNA-122 với AFP làm tăng hiệu quả chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.

  • Luận án


  •  (2021)

  • Nồng độ trung bình chỉ điểm AFP, AFP-L3 và DCP(PIVKA-II) huyết thanh ở nhóm HCC cao hơn nhóm viêm gan mạn, xơ gan và nhóm người bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Những kết luận mới của luận án: - Độ nhạy và độ đặc hiệu của DCP(PIVKA-II) huyết thanh trong chẩn đoán HCC cao hơn 2 chỉ điểm AFP, AFP-L3. Khi kết hợp các chỉ điểm AFP, AFP-L3, DCP(PIVKA-II) và sử dụng thuật toán GALAD sẽ cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HCC. - Nồng độ các chỉ điểm AFP, AFP-L3, DCP(PIVKA-II) huyết thanh có sự tương quan thuận mức độ trung bình với nhau (p <0,001) - Sự giảm nồng độ của AFP, AFP-L3, DCP(PIVKA-II) huyết thanh sau điều trị so với trước điều trị bằng phương pháp RFA hoặc...

  • Luận án


  •  (2020)

  • Luận án đã chứng minh được mối liên quan rõ ràng của nhiều yếu tố với tiên lượng bệnh. Thể mô bệnh học không phải nội mạc có nguy cơ tử vong cao gấp 4,1 lần thể nội mạc. Độ mô học thấp có nguy cơ tử vong cao gấp 4,9 lần độ mô học cao và vừa, nhóm thụ thể ER(-)PR(-) có nguy cơ tử vong cao gấp 24 lần nhóm ER(+)PR(+), có di căn hạch có nguy cơ tử vong cao gấp 11,9 lần không có di căn hạch. Đồng thời phân tích đa biến cho thấy thể mô bệnh học, thụ thể PR, di căn hạch là yếu tố tiên lượng độc lập trong ung thư nội mạc tử cung. Xác định được các yếu tố tiên lượng trong quá trình điều trị là vô cùng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị.