Discover

Phân quyền - Lao động : [719]

Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 719
  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nhạc Phan Linh, Nguyễn Thanh Tùng; Tống Thị Huệ, Trần Kim Phượng (2024-04)

  • Bài viết phân tích, đánh giá về một số nội dung liên quan đến thực thi chính sách pháp luật lao động, việc làm cho người lao động: tỷ lệ người lao động qua đào tạo, số lượng người được giới thiệu việc làm tăng, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, về danh mục và phân bổ phúc lợi doanh nghiệp cho người lao động, nhà ở, nhà trẻ … đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người lao động.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Đoàn Thị Yến (2024-02)

  • Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học tại 48 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu vực chính thức và phi chính thức, bài viết đã tập trung đánh giá được thực trạng vai trò các bên về hỗ trợ việc làm cho người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các bên trong việc hỗ trợ việc làm cho người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Thị Bích Duyên, Nguyễn Minh Hiếu; Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2023-12)

  • Nghiên cứu áp dụng mô hình nhận thức thái độ dựa trên bốn yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân để khám phá mối quan hệ giữa chúng và ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ước lượng mức độ tác động của các yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Nghiên cứu định lượng dựa trên 396 bảng khảo sát hợp lệ để phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy các biến đề cập bao gồm sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đều có ảnh hưởng về mặt thống kê ...

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Ngọc Anh, Trần Thị Vân Hoa; Đinh Thiện Đức, Trương Quang Vĩ (2024-04)

  • Nghiên cứu phân tích chỉ số Năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GTCI) của Việt Nam giai đoạn 2013-2023 để chỉ ra những thay đổi xếp hạng của các trụ cột thành phần trong bảng chỉ số GTCI, trên cơ sở xác định những điểm hạn chế cùng với sự cân nhắc của bối cảnh hiện tại của Quốc gia, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển nguồn nhân tài của Việt Nam trong tương lai.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Lê Danh Lượng, Nguyễn Văn Hiếu (2024-03)

  • Bài nghiên cứu tìm hiểu các nghiên cứu về bản chất của phúc lợi; các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi và các nghiên cứu về thực trạng, giải pháp phúc lợi cho người lao động. Qua đó, xây dựng nền tảng về cơ sở khoa học để nghiên cứu sâu hơn về phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Hồng Trang; Đỗ Ngọc Khanh, Trịnh Hoàng Tùng (2023-12-14)

  • Bài viết phân tích thực trạng của thị trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế số, đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường lao động trong thời gian tới.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết phân tích việc Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cùng các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất miễn đóng kinh phí công đoàn năm 2020, đề xuất Chính phủ xác nhận dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng… để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn do tác động của dịch bệnh.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2018-06-22)

  • Bài viết nhận định Bộ luật lao động (BLLĐ) hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18-6-2012 và có hiệu lực thi hành kể từ 1-5-2013. Từ khi ra đời đến nay, bộ luật này đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của luật cũ. Tuy nhiên, sau gần 06 năm áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, Bộ luật lao động đã và đang bộc lộ nhiều bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật, cũng như làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết nhận định đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4/2021 dự kiến sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nỗ lực hồi phục kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng. Cùng với những động thái quyết liệt về kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng đưa cuộc sống ở các vùng bị ảnh hưởng trở lại bình thường sớm nhất, ngay từ bây giờ, cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ nỗ lực kết nối cung - cầu lao động, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội việc làm.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết trình bày về mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp theo quan điểm của các nhà kinh tế học, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay bằng phương pháp hồi quy đơn biến. Kết quả cho thấy, nếu không tính đến yếu tố lạm phát kỳ vọng, giữa thất nghiệp và lạm phát không hề có mối quan hệ đánh đổi. Càng về xa thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi nền kinh tế ổn định dần sau suy thoái, thất nghiệp có xu hướng giảm và trở về gần với mức thất nghiệp tự nhiên, còn lạm phát tuy có xu hướng giảm sau nhiều nỗ lực kiểm soát của Chính phủ nhưng vẫn diễn biến khá phức tạp.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị hành chính công, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trong phạm vi quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015. Kết quả cho thấy, hiệu quả quản trị hành chính công càng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm giảm bất bình đẳng giữa các tỉnh, thành phố. Ở chiều hướng khác, tăng trưởng kinh tế có thể nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công nhưng lại làm tăng sự bất bình đẳng giữa các địa phương với nhau.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2023-02-04)

  • Bài viết nhận định chính sách tiền lương, đối với cán bộ, công chức, viên chức là một trong những chính sách rất cơ bản của quốc gia với những mối quan hệ tổng thể về chính trị, kinh tế, xã hội và thị trường tương tác chặt chẽ với nhau, liên quan đến vấn đề lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm an sinh xã hội... Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức là nhóm đối tượng thuộc hệ thống các cơ quan quyền lực có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội do vị trí việc làm và tính chất lao động đặc thù của loại lao động này quy định.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 719