Browsing by Author Bùi Tiến Đạt

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 20

  • VV00036294_Bao ve cac nhom de bi ton thuong trong to tung hinh su_2011.pdf.jpg
  • Sách


  •  (2011)

  • Sách tập hợp các tài liệu đã được sử dụng tại lớp tập huấn về bào chữa hiệu quả cho một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự; cung cấp thông tin và kinh nghiệm hỗ trợ pháp lý của luật sư cho các đối tượng như phụ nữ, trẻ em, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần, người nước ngoài và người phải đối mặt với hình phạt tử hình.

  • VV00051258_Co so ly luan va thuc tien ve han che quyen con nguoi o VN hien nay_2022.pdf.jpg
  • Sách


  •  (2022)

  • Sách tập trung phân tích những vấn đề lý luận về: hạn chế quyền con người; các quy định của pháp luật quốc tế về nguyên tắc hạn chế quyền con người. Bên cạnh đó, sách tập trung vào các nguyên tắc hạn chế quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, trên cơ sở đó luận giải và đưa ra kiến nghị hoàn thiện cơ chế liên quan đến hạn chế quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

  • nnpl 6.15_b1_hienphaphoanguyentacgioihanquyenconnguoicannhungchuadu.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Tiến Đạt (2015)

  • Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc giới hạn quyền con người là một bước tiến lớn trong tư duy lập hiến. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế không đơn giản vì tính trừu tượng của nó. Bài viết phân tích nguyên tắc giới hạn quyền con người theo luật quốc tế cũng như kinh nghiệm từ một số quốc gia, đề xuất vận dụng phương pháp phân tích cân xứng nhằm đảm bảo tính hợp hiến trong việc giới hạn các quyền con người.

  • TCKH4.07_Nhan dien chinh the Cong hoa luong tinh_DHQGHN.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Tiến Đạt (2007-12-15)

  • Bài viết chỉ ra nguyên nhân xuất hiện, đặc điểm và những phân tích nhằm nhận diện bản chất của chính thể "cộng hóa lưỡng tính".

  • TCKH.DHLQG-Cong hoa luong tinh.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Tiến Đạt (2007)

  • Sự xuất hiện của chính thể cộng hòa lưỡng tính là hiện tượng khá thú vị trong thực tiễn chính trị các nước trên thế giới. Bài viết chỉ ra nguyên nhân xuất hiện, đặc điểm và những phân tích nhằm nhận diện bản chất của chính thể này.

  • VV00049707_Phap luat trong boi canh cach mang cong nghiep lan thu tu_2021.pdf.jpg
  • Sách


  •  (2021)

  • Cuốn sách là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn chính sách, pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, trên cơ sở đó đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra.

  • Tvqh_Quantridatdaiomotsonuocvagiatrithamkhaochovietnam_Tcnclp.pdf.jpg
  • Tài liệu tham khảo


  •  (2022)

  • Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung phân tích kinh nghiệm của Thụy Điển và Nhật Bản về quản trị đất đai, và đưa ra các giải pháp xây dựng hệ thống thông tin đất đai dựa trên công nghệ số, nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý đất đai ở nước ta.

  • dbdc3357-d2b7-484d-afcf-9b77f510ec27.pdf.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-12)

  • Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ảnh hưởng lớn tới quyền tự do cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền con người và lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước. Việc đảm bảo quyền con người của người nghiện ma túy không chỉ bảo vệ quyền cá nhân tại cơ sở cai nghiện mà còn phải bảo đảm thủ tục công bằng trong việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cưỡng chế cai nghiện này mang tính chất pha trộn giữa các loại hình tố tụng tư pháp. Tính cưỡng chế gần với hình phạt tù, thủ tục giống với phiên tòa rút gọn và tranh tụng giống tố tụng hình sự và dân sự. Do đó, việc "tư pháp hóa" thủ tục này là tất yếu và Nhà nước cần thừa nhận các chuẩn mực của trình tự công bằng để...

  • NNPL 22.15_b1_quyengiadinhvotoivaquyenimlang.pdf.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Bùi Tiến Đạt (2015)

  • Bài viết giải quyết 2 vấn đề: Lý giải rằng một trong những lý do khiến quyền giả định vô tội bị xâm phạm là nó đã bị dịch một cách chưa chuẩn xác thành quyền "suy đoán" vô tội, dẫn đến sự hiểu sai về bản chất của quyền; bài viết gợi ý mô hình dung hòa về quyền im lặng, vốn là cách tiếp cận khá phổ biến trên thế giới, có thể là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • d7062ba5-36a9-48e1-8056-d6d130a19afc.pdf.jpg
  • Bài trích


  •  (2020-09)

  • Tự do học thuật được quan niệm rộng rãi là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít được quan tâm nghiên cứu và chú trọng đảm bảo trong thực tiễn ở Việt Nam. Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã bổ sung điều khoản về tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên. Bài viết này phân tích tầm quan trọng thiết yếu của quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học từ kinh nghiệm thế giới và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền này ở Việt Nam.

  • 26_TRIETLYTRONGXAYDUNG_TC_SO2_2011.pdf.jpg
  • 2011


  • Authors: Bùi Tiến Đạt (2011)

  • Phận định vi phạm hành chính và tội phạm rõ ràng, hợp lý -- Quy định vi phạm hành chính ở mức độ vừa phải -- Vi phạm hành chính có tính phổ biến cần bị xử phạt nghiêm hơn -- Các hình thức xử phạt đối với vi phạm hành chính không nhằm mục đích trừng trị nhằm giáo dục người vi phạm và toàn xã hội -- Việc kiểm soát hiệu quả quyền lực của những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng quan trọng như định ra quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi con người

  • 4124a667-b3c3-4dbe-b795-0dded50a3222.pdf.jpg
  • Bài trích


  •  (2020)

  • Bài viết gợi mở về phương hướng xây dựng pháp luật về tình trạng khấn cấp của Việt Nam từ góc độ giới hạn quyền hiến định. Thứ nhất, pháp luật về tình trạng khấn cấp cần dựa trên ba nền tảng bảo vệ quyền con người gồm: Hiến pháp, lập pháp và giải thích pháp luật. Thứ hai, bốn bước của nguyên tắc tương xứng về giới hạn quyền cần được xem xét kỹ càng khi xây dựng pháp luật về tình trạng khẩn cấp.