Browsing by Author Hoàng Thị Kim Quế

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 50

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Bài viết phân tích bản chất, các nguyên nhân của "lổ hổng pháp luật", mối quan hệ giữa thực trạng của các "lổ hổng pháp luật" với quan niệm pháp luật, cách thức xây dựng pháp luật và tư duy pháp lý nói chung. Tác giả đã đề cập những phương thức chủ yếu để khắc phục các "lỗ hổng pháp luật", đặc biệt là trong xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, đa dạng các loại nguồn pháp luật, các thiết chế và các quy tắc giải quyết tranh chấp, điều chỉnh quan hệ xã hội trên cơ sở tôn trọng, tuân thủ các nguyên tắc hiến định và phù hợp đạo đức xã hội.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2007-12-15)

  • Tác giả đã phân tích những nét tương đồng và khác biệt giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những trường hợp trong đó vi phạm pháp luật có thể không là vi phạm đạo đức và ngược lại. Bài viết cũng nêu vấn đề đang tranh luận hiện nay trên thế giới như vấn đề đạo đức - pháp luật về y học, sinh học; vai trò của pháp luật và đạo đức trong việc phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2007)

  • Tác giả đã phân tích những nét tương đồng và khác biệt giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. Vi phạm đạo đức là những hành vi xâm phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, bao hàm đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức tiến bộ của nhân loại. Trên thực tế, các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ trong bất kỳ một trường hợp nào. Về nguyên tắc, vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức vì đạo đức là cơ sở của pháp luật. Nhiều hành vi vi phạm đạo đúc cùng đồng thời là vi phạm pháp luật. Đổng thời tác giả cucng phân tích những trường hợp trong đó vi phạm pháp luật có thể không là vi phạm đạo đức và ngược lại.

  • Luathoc1.2003_B8_Ythucphapluat.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2003)

  • Ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng và phức tạp của đời sống pháp luật. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, ý thức pháp luật đã có nhiều thay đổi, tác động theo nhiều chiều hướng đến sự phát triển của các quan hệ xã hội. Việc nghiên cứu ý thức pháp luật trên phương diện lý thuyết và thực tiễn có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay.

  • 3_BANCHATDICHTHUCCUAMOIQUANHE_TC_SO1_2010.pdf.jpg


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2010)

  • Giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất. Trong sự thống nhất đó có sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và không loại trừ nhau. Tính tất yếu khách quan, tầm quan trọng của vấn đề phải kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quan lý xã hội và giải quyết các vấn đề cụ thể thì đã rõ, song cách quan niệm, đánh giá, triển khai thực hành trong thực tiễn thì vẫn còn có nhiều vấn đề cần bàn cãi. Trong bối cảnh mới, bản thân đạo đức và nhất là pháp luật đã và đang có nhiều thay đổi to lớn thì mối quan hệ giữa chúng tất yếu cũng có nhiều vần đề cần xem xét, đánh giá và thực hành cho phù hợp

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2012-12-15)

  • Bài viết phân tích tính nhân văn, tiến bộ của Lê Triều hình luật, còn gọi là Quốc Triều hình luật, Luật Hồng Đức về bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Đây là quan điểm, chính sách, pháp luật rất tiến bộ của vua Lê Thánh Tông, vượt lên trên những hạn chế lịch sử của học thuyết nho giáo và chế độ phong kiến đương thời. Thông điệp mà bài viết mong muốn gửi đến bạn đọc là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong việc đánh giá, giải quyết các vấn đề của cuộc sống đương đại. Ngày nay, chúng ta cần tham khảo, kế thừa giá trị tiến bộ, nhân văn, kỹ thuật pháp lý của Bộ luật nhà Lê trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ với tư cách là một trong những đối tượng xã hội dễ bị tổn thương, yế...

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2006)

  • Luật học nghiên cứu những phương diện pháp lý của các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội; văn hoá, khoa học, công nghệ; y học ... chứ không chỉ dừng lại ở việc giải thích bản thân các điều luật. Pháp luật là hiện tượng xã hội khách quan vô cùng phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau. Pháp luật tồn tại và phát triển trên cả ba lĩnh vực: hệ thống các quy phạm, các nguyên tắc pháp luật, tư tưởng pháp luật, ý thức pháp luật và văn hoá pháp luật, thực tiễn pháp luật (trong các hình thức thực hiện pháp luật, các hành vi - các quan hệ pháp luật...).

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2015-09-15)

  • Bài viết phân tích nhận thức toàn diện về thực hiện pháp luật của công dân bao gồm hai phương diện chủ yếu: không thực hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp. Ngoài phần phương pháp luận của vấn đề, nội dung bài viết đã làm rõ việc nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và hành vi pháp luật của công dân như: đạo đức, niềm tin, dư luận xã hội, thói quen, lối sống; sự minh bạch và cân bằng lợi ích của pháp luật; thông tin, tiếp cận pháp luật vv... Bài viết nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ những yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật, coi đó như là cơ sở để xây dựng các giải pháp đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật của công...

  • 1.pdf.jpg


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2014)

  • Với vị thế là Luật gốc, luật cơ bản, là văn kiện chính trị - pháp lý căn bản nhất của Quốc gia, Hiến pháp có vị trí, vai trò, sự ảnh hưởng to lớn và thường nhật trong đời sống quốc gia, nhà nước và của bản thân mỗi công dân. Giáo dục Hiến pháp do vậy cần phải được nhận thức và thực hành. Giáo dục Hiến pháp, pháp luật là tiền để để xây dựng, tạo lập văn hóa nhân quyền, văn hóa chính trị - đạo đức - pháp luật. Tác giả đã đưa ra những lý luận cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục Hiến pháp theo nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng xã hội.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2002-09-15)

  • Bài viết tập trung nghiên cứu cơ chế điều chỉnh xã hội và cơ chế điều chỉnh pháp luật để từ đó vận dụng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập ở khu vực và quốc tế, đồng thời bổ sung cho lý luận pháp luật và thực tiễn pháp lý của nước ta hiện nay.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2002)

  • Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận chung về pháp luật và là vấn đề bức xúc của thực tiễn. Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một bộ phận cấu thành của cơ chế điều chỉnh xã hội. Việc nghiên cứu cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn, bổ sung cho lý luận pháp luật và thực tiễn pháp lý sinh động ở nước ta hiện nay.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2002)

  • Đường lối xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam XHCN đã được Đảng ta tiếp tục khẳng định trong văn kiện Đại hội lần thứ IX, đặc biệt là về các quan điểm định hướng cơ bản về xây dựng NNPQ VN XHCN. Bài viết này đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản của Nhà nước Pháp quyền và liên hệ vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

  • 13_HUVOPHAPLUAT_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_9_NAM2008.pdf.jpg
  • 2008


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2008)

  • Trình bày về hư vô – một hiện tượng xã hội trong các lĩnh vực hoạt động lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về hư vô pháp luật – một dạng thức của hư vô xã hội bao gồm: căn nguyên, điều kiện và môi trường sống của hư vô pháp luật; hạn chế, kìm chế và khắc phục tình trạng hư vô pháp luật

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2005-03-15)

  • Bài viết phân tích việc vận dụng, nghiên cứu, khảo sát tập quán, luật tục, hương ước là việc làm hợp hiến, hợp pháp, hợp đạo lý, cách thức quản lý cộng đồng truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Cùng với đó chỉ ra khái niệm và mối quan hệ của Luật tục với tập quán; Những nét đặc trưng tiêu biểu từ hình thức thể hiện đến nội dung cơ bản, phạm vi điều chỉnh của Luật tục; Hiệu lực thực tế của Luật tục và sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật trong cuộc sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hiện nay. Từ đó nêu lên vấn đề áp dụng tập quán - luật tục trong thực tiễn hiện nay.

  • Luathoc5.2004_B8_QuanheNN-PL.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Hoàng Thị Kim Quế (2004)

  • Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật từ lâu đã là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà tư tưởng lớn. Bài viết đề cập đến cách tiếp cận về mối quan hệ nhà nước và pháp luật.