Browsing by Author Trần Quý Long

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 14 of 14

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2020)

  • Cuốn sách nhận diện đúng thực trạng, xu hướng và những yếu tố tác động đến bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Bên cạnh hướng nghiên cứu từ góc độ xã hội học gia đình với quan điểm nghiên cứu về mối quan hệ quyền lực giữa các thành viên trong gia đình tạo ra mâu thuẫn và xung đột, dẫn tới bạo lực gia đình thì ở một góc nhìn khác, nhóm tác giả xác định các mối liên hệ giữa nạn nhân, người gây ra hành vi bạo lực gia đình; nguyên nhân và các yếu tố tác động của bạo lực gia đình.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Quý Long (2014)

  • Bài viết nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi: (1) Ai đảm nhận/quyết định hoạt động chăm sóc trẻ em trong gia đình ở Hà Nội? (2) Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc cho trẻ em của các thành viên trong gia đình? và (3) Quan niệm về người chăm sóc tẻ em và những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm này?

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2022)

  • Cuốn sách giới thiệu tới bạn đọc đặc điểm bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn 1960-1975, cũng như chính sách hôn nhân và gia đình thời kỳ này. Cụ thể, đề cập cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu đi phân tích các đặc điểm của việc hình thành hôn nhân và gia đình, bao gồm: lựa chọn bạn đời, tuổi kết hôn; sắp xếp nơi ở; đặc điểm cấu trúc và chức năng gia đình; đời sống tinh thần, tình cảm vợ chồng, một số hoạt động nghi lễ văn hóa gia đình; mối quan hệ gia đình với họ hàng.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Quý Long (2015)

  • Bài viết phân tích về thực trạng lao động xuyên biên giới của người dân ở một số địa phương vùng biên khu vực Đông Bắc và các yếu tố tác động. Nghiên cứu cho thấy vấn đề lao động xuyên biên giới đang bộc lộ những hậu quả cần quan tâm trong quản lý xã hội. Do đó, ngoài việc thông tin, tuyên truyền và tăng cường công tác quản lý, thì việc hướng dẫn cụ thể cho người dân khi đi lao động bên kia biên giới theo đúng quy định là rất cần thiết.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2021)

  • Cuốn sách phân tích một số giá trị nổi bật của gia đình Việt Nam hiện nay và đưa ra khuyến nghị về các giá trị gia đình quan trọng cần quan tâm trong bối cảnh mới. Tái hiện rõ nét các biểu hiện phong phú của giá trị gia đình truyền thống và giá trị gia đình hiện đại, sự bền vững của văn hóa trong hiện đại hóa, sự chuyển đổi từ giá trị hiện đại sang hậu hiện đại, khác biệt giới, và sự ảnh hưởng của quá trình thể chế hóa hệ thống pháp luật và chính sách đến việc hình thành các giá trị và quan niệm mới của các gia đình.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh; Trần Quý Long (2011)

  • Bài viết phân tích thực trạng mối quan hệ giữa người cao tuổi và các thế hệ con, cháu trong gia đình dựa trên số liệu, phỏng vấn người cao tuổi, đại diện hộ gia đình trong độ tuổi 18-60 và nhóm thanh niên độ tuổi 15-17 của cuộc Điều tra Gia đình Việt Nam 2006.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Quý Long (2018)

  • Bài viết xem xét sự quan tâm của cha mẹ đối với những vấn đề liên quan đến học tập của con cái trên hai khía cạnh là tham gia quyết định và biết rõ về thời gian, kết quả học tập. Kết quả phân tích cho thấy, sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với vấn đề học tập của con cái trong độ tuổi học trung học phụ thuộc vào những đặc điểm của con cái, cha mẹ và hộ gia đình.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Quý Long (2014)

  • Bài viết nhằm tìm hiểu sự quan tâm của các bậc cha mẹ trong lĩnh vực đời sống tâm lý, tình cảm đối với con cái vị thành niên ở khu vực Bắc Trung Bộ. Kết quả phân tích cho thấy vị thành niên lớn tuổi hơn được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Cha mẹ có học vấn cao hơn, gia đình ở khu vực thành thị, quy mô hộ nhỏ hơn và thuộc loại hình mở rộng có khả năng quan tâm đến con cái nhiều hơn. Ngược lại, vị thành niên ở trong gia đình mà cha mẹ có học vấn thấp hơn, quy mô lớn hơn, gia đình hạt nhân và cư trú ở khu vực nông thôn có khả năng nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ ít hơn.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Quý Long (2017)

  • Bài viết sử dụng số liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam lần thứ 5 vào năm 2014 (MICS 2014) nhằm xem xét thực trạng, đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đi học mẫu giáo của trẻ em 3-5 tuổi. Kết quả phân tích đa biến cho thấy việc đi học mẫu giáo của trẻ em chịu ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của một số yếu tố đặc trưng trẻ em và gia đình.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Trần Quý Long (2018)

  • Bài viết tìm hiểu sự trợ giúp về mặt tinh thần giữa cha mẹ và con cái ở nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976-1986. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này, bên cạnh sự trợ giúp về mặt vật chất thì những hoạt động trợ giúp về mặt tinh thần như: bố mẹ giúp con trông cháu khi còn nhỏ, chăm sóc cháu khi ốm đau, chăm con khi sinh nở hoặc đau ốm, giúp con giải hòa khi có xung đột gia đình… đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho các đôi vợ chồng trẻ tạo lập nền tảng gia đình ổn định trong thời gian 5 năm đầu mới kết hôn.