Browsing by Author UNDP Việt Nam

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 25

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2003-12)

  • Để thực hiện các MDG thông qua CNTT&TT đòi hỏi phải đầu tư lớn không chỉ về tài chính mà còn cả về xã hội và con người. Việc chấp nhận và ứng dụng CNTT&TT đòi hỏi phải thay đổi tư duy và có thái độ cởi mở hơn đối với các cơ hội và khả năng mới mà các công nghệ này mang lại. Để hướng tới xã hội thông tin tri thức khai thác CNTT&TT phục vụ phát triển đòi hỏi người dân phải thay đổi để tiếp nhận những công cụ mới này và nắm bắt những cơ hội mà chúng mang lại. Đầu tư vào giới trẻ sẽ góp phần quan trọng để đạt được mục đích này nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao trong các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp phải nêu gương trước để thúc đẩy tiến trình.

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2004-11)

  • Cung cấp các thông tin cơ sở về báo cáo đánh giá chung quốc gia và về Việt Nam. Khái quát những đánh giá phân tích về các vấn đề phát triển chủ yếu do LHQ xác định. Đưa ra tóm tắt phương hướng và vấn đề hợp tác trong tương lai, có ý nghĩa trọng tâm cho việc xem xét cũng như quá trình hợp tác nhằm hoàn chỉnh văn kiện UNDAF

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2012-5)

  • Nghiên cứu những lợi ích tiềm năng của cải cách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch; Giá nhiên liệu hóa thạch và chính sách tài chính ở Việt Nam; Những ảnh hưởng tiềm năng của cải cách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch; Các kiến nghị về cải cách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2009)

  • Bàn về mối quan hệ giữa hành chính nhà nước và phát triển kinh tế. Phân tích tình hình thưc hiện cải cách hành chính, đề xuất các biện pháp giải quyết. Trình bày nhiệm vụ đổi mới khu vực nhà nước nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những thách thức mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển cũng như giảm thiểu cơ hội tham nhũng.

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu



  • Trình bày tổng quan về CQNQQG như là một phần của hệ thống nhân quyền quốc gia, khu vực và quốc tế; Giới thiệu 7 CQNQQG ở các khu vực địa lý khác nhau, phân tích các điểm mạnh, yếu của các mô hình CQNQQG khác nhau. Chỉ ra một số thách thức gặp phải khi thành lập và xây dựng một CQNQQG và đưa ra các phương án giải quyết; khuyến nghị cách thức để các CQNQQG, đặc biệt tại khu vực ASEAN, có thể liên kết và gắn công việc của họ đến các Ủy ban Nhân quyền ASEAN mới thành lập

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo khác


  •  (2009-11)

  • Xem xét tình hình kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng, để xác định những thách thức chính đối với tăng trưởng bền vững trước khi xảy ra khủng hoảng, và để đánh giá vai trò của toàn cầu hóa trong thành công đáng ghi nhận của Việt Nam. Phân tích cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ và châu Âu (với giải thích về nguyên nhân của nó trong phần Phụ lục), và giải thích xem nó đã trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế và lan sang các nước đang phát triển như thế nào; xem xét viễn cảnh phục hồi ở các nước phát triển và những hàm ý trong dài hạn đối với Việt Nam

  • item.jpg
  • Thông tin chuyên đề


  •  (2006-7)

  • Đánh giá những diễn biến và những chiều hướng mới thông qua cuộc thảo luận về vai trò của người dân trong công tác chính quyền cũng như về mối quan hệ giữa người dân và Nhà nước trong thế kỷ 21 ở Việt Nam. Mục tiêu chính của tài liệu là đánh giá mức độ tham gia của người dân trong công tác chính quyền cũng như sự phản hồi từ phía chính quyền đối với những nỗ lực tăng cường sự tham gia của người dân.Tài liệu kết luận việc mở rộng sự tham gia của người dân ở Việt Nam phải được thực hiện thông qua các biện pháp cải cách dân chủ một cách trực tiếp và gián tiếp.

  • item.jpg
  • Báo cáo điều tra xã hội học


  •  (2004-6)

  • Trình bày tóm tắt về khái niệm Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, nghiên cứu Quy tắc thực hành của ILO về HIV/AIDS và kinh nghiệm quốc tế trong việc đưa nội dung chống Kỳ thị và phân biệt đối xử vào các văn bản pháp lý và hoạt động thực tiễn như kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á. Tài liệu nêu lên những khoảng trống chính sách và khuôn khổ thể chế trong khung pháp lý tại Việt Nam, bao gồm các biện pháp phòng chống HIV/AIDS và chống kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như các khoảng trống trong hoạt động của một số tổ chức đầu ngành trong lĩnh vực lao động việc làm.

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2001-12)

  • Điểm lại những cải cách chính đã được Chính phủ phát động trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong suốt 15 năm đổi mới vừa qua, và xem xét những nhiệm vụ sắp tới. Trong bối cảnh đó, các biện pháp cải cách của chính phủ trong ngành pháp lý, tài chính và hành chính được nêu rõ cũng thành tựu và thách thức với mỗi ngành. Từ đó vạch ra các biện pháp được tiến hành trong việc xây dựng quan hệ đối tác và lộ trình chung nhằm thực hiện những sáng kiến cải cách.

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2014)

  • Cung cấp cái nhìn tổng quan về quyền của LGBT tại Việt Nam liên quan cụ thể đến những vấn đề làm việc; giáo dục; chăm sóc sức khỏe; gia đình; truyền thông; các quyền và luật pháp; và cộng đồng. Cung cấp cái nhìn khái quát về lịch sử của LGBT tại Việt Nam; điểm lại những phát triển gần đây, đề cập đến những chiến lược chủ chốt trong việc cải thiện quyền của những người LGBT thông qua vận động chính sách, các dịch vụ hỗ trợ, thể hiện trên truyền thông và nghiên cứu. Báo cáo cũng tìm hiểu sự phát triển cơ cấu và tăng cường năng lực của các tổ chức liên quan đến cộng đồng LGBT và những bên liên quan chính khác trong lĩnh vực quyền LGBT

  • item.jpg
  • Báo cáo


  •  (2002-11)

  • Trình bày kết quả đánh giá sơ bộ về những thành tích mà người dân Việt Nam, phần lớn trong số họ sống ở các vùng nông thôn, đạt được trên nhiều chỉ số phản ánh các mục tiêu MDG. Việt Nam sẽ thực hiện cam kết của mình về các MDG toàn cầu thông qua các hoạt động ở trong nước. Báo cáo này nhằm gắn các MDG vào bối cảnh thực tế của Việt Nam, mà phần lớn là các vùng nông thôn. Báo cáo khuyến khích việc thực hiện các mục tiêu đó một cách liên tục thông qua những lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp phát triển con người.

  • item.jpg



  • Làm rõ phương pháp tiếp cận, quy trình triển khai và kết quả tác động của từng dự án trong những bối cảnh khác nhau. Trong đó nổi bật là tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp tiếp cận khác nhau; trong thực thi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Nghiên cứu cũng đã tiến hành đối chiếu so sánh với các dự án tương tự tiến hành cùng trong địa bàn bởi các chủ thể khác như các chương trình giảm nghèo quốc gia, chương trình và sáng kiến giảm nghèo của tỉnh

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2006-10)

  • Xem xét bối cảnh chính trị và kinh tế của cuộc cải cách và đánh giá việc định nghĩa lại về vai trò của nhà nước hiện nay thông qua những văn bản cải cách doanh nghiệp nhà nước, gồm cả những cơ cấu quản lý doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 1999. Tìm hiểu tiến trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước, phân tích quá trình nhà nước dần chuyển trọng tâm vào bảo toàn và tái đầu tư vốn nhà nước và trình bày những quy định về quản lý đầu tư vốn nhà nước.