Browsing by Author Vũ Thị Hồng Yến

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 24

  • LuathocDSBLDS.2015_B9_Nguyentacvatquyen.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Vũ Thị Hồng Yến (2015)

  • Trong hệ thống các chủ thuyết pháp lí nền tảng của luật dân sự, chủ thuyết vật quyền luôn được các học giả luật từ thời cổ đại La Mã cho đến nay coi là “khuôn vàng, thước ngọc” để thiết kế điều luật bảo đảm tổng thể lợi ích của các chủ thể được xác lập trên cùng tài sản. Những nội dung cơ bản của chế định tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự (BLDS) như nhận diện tài sản, các quyền được xác lập trên tài sản, chiếm hữu tài sản, thời điểm chuyển quyền sở hữu… đều phải bảo đảm tính nhất quán trên nền tảng nguyên tắc vật quyền. Bài viết đánh giá những bất cập của BLDS năm 2005 và Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) - sau đây gọi tắt là Dự thảo về phần tài sản và quyền sở hữu, từ đó đề...

  • Luathoc8.2015_B7_Moiquanhetaisanvatquyen.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Vũ Thị Hồng Yến (2015)

  • Tài sản là thuật ngữ pháp lí có tính cốt yếu của hầu hết các chế định trong Bộ luật dân sự (BLDS) bởi tài sản là căn nguyên cho phần lớn các quan hệ dân sự được hình thành. Nhận diện tài sản dưới giác độ thực tế (vật) và dưới giác độ pháp lí (quyền) và xử lí được mối quan hệ giữa chúng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu pháp luật cần phải giải quyết khi tiến hành xây dựng hay sửa đổi, bổ sung BLDS. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm pháp lí của tài sản, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa tài sản, vật và quyền tài sản, chỉ ra được các loại quyền được xác lập trên vật và giải quyết tổng thể lợi ích của các chủ thể có quyền trên vật.

  • Luathoc_DSSDBLDS_B14_Sohuu-BLDS.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Vũ Thị Hồng Yến (2003)

  • Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy sức mạnh điều chỉnh của chúng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Các quy định của BLDS nói chung và các quy định về tài sản và quyền sở hữu nói riêng đã tạo ra các cơ sở pháp lí hữu hiệu để các cấp toà án xét xử khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề tài sản và quyền sở hữu. Tuy nhiên, vẫn còn có một số bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung mà thông qua bài viết này tác giả sẽ làm rõ.

  • Luathoc7.2011_B10_Doituongcuahopdongthechap.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Vũ Thị Hồng Yến (2011)

  • Phân tích và làm sáng tỏ những tài sản không thể dùng làm thế chấp, qua đó góp phần làm minh bạch hoá hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm, giúp cho việc khơi thông các nguồn vốn tín dụng, tạo ra cơ hội cho các chủ thể kinh doanh phát triển ổn định và bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

  • 451055ef-c6ed-4982-a02c-2dcbe0916556.pdf.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-10)

  • Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục đại học đang là một vấn đề được quan tâm không chỉ trong giới luật học mà còn ảnh hưởng đến giới công nghệ, truyền thông… Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp tác giả đối với các tác phẩm tại các cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Bài viết nhận diện các loại tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhà trường, xác định phạm vi quyền tác giả của nhà trường với người học; chỉ rõ những đặc thù và giới hạn của hành vi trích dẫn, sao chép tác phẩm để tránh tình trạng “đạo văn”, phân tích các hành vi quản trị quyền tác giả đối với tác phẩm của nh...

  • 8a03bbf0-1b76-413f-a1be-9618db565a48.pdf.jpg
  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án đã có những phân tích, luận giải mang tính hệ thống về những điểm tích cực, đồng thời nhận diện những hạn chế của pháp luật thực định, từ lý thuyết tiếp cận đến cấu trúc của pháp luật và các quy định cụ thể. Luận án phân tích và đánh giá có tính hệ thống thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về thế chấp bất động sản trên cả hai phương diện những kết quả tích cực và một số hạn chế.

  • Tvqh_Thihanhantindungnganhangdoivoicackhoanvaycobienphapbaodam-Motsogiaiphaphoanthienphapluat_Tcnh.pdf.jpg
  • Tài liệu tham khảo


  •  (2020)

  • Hoạt động thi hành án các bản án tín dụng có các biện pháp bảo đảm thường là hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Có thể nói, việc thi hành loại bản án này tương đối phức tạp, cần có các căn cứ pháp lý đầy đủ và chính xác. Bài viết tìm hiểu pháp luật thi hành các bản án tín dụng có các biện pháp bảo đảm nhằm phát hiện ra những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn để bổ sung các quy định mới; xác định những quy định của pháp luật thi hành án dân sự còn mâu thuẫn chồng chéo với các quy định của các văn bản pháp luật khác… để xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật.