Current filters:

*Use filters to refine the search results.

Search


Item hits:
  • Sách


  •  (2018)

  • Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở 25 chuyên luận mà các tác giả đã hoàn thành và công bố trong khoảng 10 năm gần đây. Với nội dung thể hiện các dấu ấn cổ sơ của các xã hội Đông Nam Á; vấn đề "ngụy triều" và việc nghiên cứu, đánh giá, trình bày về thể chế quốc gia Việt Nam trong lịch sử dân tộc; các chính sách văn hóa của nhà Minh với Đại Việt.

  • Sách


  •  (2018)

  • Cuốn sách được trình bày một cách hệ thống từ các hiện tượng văn học, các tác giả và tác phẩm,... Từ văn học dân gian Mỹ, với những đặc điểm đặc thù của nó đến văn học thời kỳ thuộc địa, văn học thời kỳ cách mạng, văn học thế kỷ XIX đến văn học Mỹ đương đại (trong đó có cả bảng Biên niên sử văn học Mỹ, gồm những sự kiện và tác phẩm văn học Mỹ quan trọng).

  • Sách


  •  (2018)

  • Cuốn sách nghiên cứu các vấn đề về dân tộc học và nhân học ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, gồm: một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề dân tộc; sự ra đời và quá trình phát triển của dân tộc học, quá trình chuyển đổi từ dân tộc học đến nhân học; các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thế kỷ XX; đặc điểm của toàn cầu hóa và vấn đề dân tộc trong toàn cầu hóa.

  • Sách


  •  (2018)

  • Cuốn sách nghiên cứu về một số vấn đề: Dân tộc học Việt Nam; Xã hội nguyên thủy; Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Văn hóa và phát triển; Quá trình phát triển tộc người và mối quan hệ giữa các dân tộc; Việt Nam và Đông Nam Á

  • Sách


  •  (2016)

  • Cuốn sách tập trung nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau: làm rõ các vấn đề lý thuyết, lý luận về tiếp biến và hội nhập văn hoá; phân tích các bước chuyển lịch sử, cơ sở, cách thức ứng đối và quá trình tiếp biến, hội nhập văn hoá trong lịch sử Việt Nam; đánh giá thực trạng tiếp biến và hội nhập văn hoá và tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy tính tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực đến quá trình tiếp biến và hội nhập văn hoá đến sự phát triển bền vững của đất nước.

  • Sách


  •  (2018)

  • Nội dung cuốn sách gồm có: Tính đa tuyến toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam; Những trung tâm văn minh và Nhà nước cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam; Bước ngoặt lịch sử vào nửa đầu thế kỉ X; Bước chuyển biến từ thời cuối Trần sang Lê sơ; Thắng lợi và thất bại của Tây Sơn; Một số vấn đề về nông thôn và đô thị; Thành Thăng Long - Hà Nội và di tích Hoàng Thành mới phát lộ và một số sự kiện và nhân vật lịch sử; Sử học, Việt Nam học, Đông phương học, Quan hệ giao lưu văn hóa với thế giới.

  • Sách


  •  (2016)

  • Cuốn sách nêu lên tính thời sự và tính lý luận của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới; Quá trình giao lưu và hội nhập của văn hóa Việt Nam; Khái quát văn học cách mạng Việt Nam nhìn từ góc độ giao lưu và hội nhập với thế giới.

  • Sách


  •  (2022)

  • Sách giúp bạn đọc tìm hiểu về: Ngôn ngữ, văn hóa người Việt trong khu vực địa lý Đông Nam Á; Nguồn gốc ngôn ngữ người Việt; Tư liệu nghiên cứu và việc phân kì tiến trình phát triển ngôn ngữ người Việt; Ngôn ngữ người Việt (từ trạng thái Mon – Khmer chuyển sang giai đoạn tiền Việt và Việt – Mường cổ; Từ giai đoạn Việt – Mường Chung phát triển thành tiếng Việt hiện đại); Quy luật ngữ âm trong lịch sử phát triển ngôn ngữ người Việt.

  • Sách


  •  (2021)

  • Tài liệu nghiên cứu văn chương khoa cử qua hệ thống bài thi trong khoa cử đại khoa (thi Hội, thi Đình trong khoa thi Tiến sĩ) của triều Nguyễn, tập trung làm rõ "tứ trường văn thể"(kinh nghĩa, thơ phú, "tứ lục", văn sách), qua đó góp phần nhận chân diện mạo của văn chương khoa cử, đặt trong mối quan hệ với những yêu cầu tuyển dụng quan chức, chuẩn mực kiểm tra - đánh giá.., đặt trong diễn trình văn chương khoa cử Việt Nam và khu vực.