Browsing by Author Đào Lệ Thu

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 14 of 14

  • item.jpg
  • Luận án


  •  (2021)

  • Luận án phân tích và đưa ra khái niệm mới về các tội xâm phạm tình dục; khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tình dục. Luận án đánh giá về những kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm phạm tình dục, bao gồm phạm vi các tội phạm; quy định cụ thể các dấu hiệu của tội phạm; đường lối xử lý. Luận án đã chỉ ra những bất cập trong pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền con người bằng các tội phạm tình dục thông qua thực tiễn áp dụng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm tình dục, góp phần hiệu quả bảo vệ quyền con người.

  • Luathoc2.2011_B4_Toiphamvehoilo.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Đào Lệ Thu (2011)

  • Bài viết đề cập một số quan điểm lập pháp về các tội phạm về hối lộ được thể hiện trong những văn bản pháp lí quốc tế điển hình và có liên quan trực tiếp. Các điều ước quốc tế được nghiên cứu ở đây bao gồm Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về chống tham nhũng, Công ước của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch thương mại quốc tế và Công ước luật hình sự của Hội đồng châu Âu về chống tham nhũng (từ đây sẽ lần lượt được viết tắt là Công ước của LHQ, Công ước của OECD và Công ước của COE).

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2013-10)

  • Báo cáo đưa ra lập luận cho việc sửa đổi và mở rộng mục ‘Các tội phạm về tham nhũng’ trong đó bao gồm cả khu vực công và tư, một mục sửa đổi với tên gọi ‘Các tội phạm công sở’ dành riêng cho khu vực công. Đưa ra khuyến nghị cụ thể trong đó xác định bắt đầu tiến trình cải cách bằng việc sửa đổi nội dung BLHS.

  • Luathoc4.2015_B6_Toihoilo-BLHS.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Đào Lệ Thu (2015)

  • Bài viết phân tích những cơ sở cho việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) về các tội phạm hối lộ và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện dấu hiệu pháp lí, kĩ thuật lập pháp cũng như đường lối xử lí các tội hối lộ để phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm tham nhũng cũng như yêu cầu của hội nhập quốc tế.

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2022-03)

  • Bài viết cung cấp những kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài về xử lí hành vi làm giàu bất chính qua việc phân tích sâu những xu thế về lập pháp trong xử lí hành vi này trên thế giới nói chung và hình thức cũng như nội dung quy định pháp luật cụ thể của một số quốc gia. Từ những bài học kinh nghiệm đó, bài viết đưa ra một số đề xuất cụ thể về tội phạm hoá hành vi làm giàu bất chính và hành vi có liên quan, đồng thời đề xuất việc quy định phương thức tịch thu tài sản bất chính không trên cơ sở kết án cùng cơ chế pháp lí để thực hiện phương thức này trong bối cảnh Việt Nam.

  • Luathoc1.2006_B8_Toiphamvemoitruong.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Đào Lệ Thu (2006)

  • Hiện nay, các tôi phạm về môi trường càng được quan tâm chú ý. Cho dù còn nhiều quan điểm khác nhau về loại tội phạm này tại các quốc gia và các khu vực, một thực tế không thể phủ nhận là chính phủ các nước cũng như các nhà khoa học đang cố gắng phân tích bản chất, đặc điểm và khuynh hướng phát triển của chúng để tìm ra những giải pháp phù hợp- trong đó bao gồm lập pháp hình sự - cho việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường.

  • Luathoc5.2007_B6_BaovequyenSHCN.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Đào Lệ Thu (2007)

  • Phân tích một số quy định của pháp luật hình sự về sở hữu công nghiệp. Những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã thể hiện sự đúng đắn của nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng pháp luật hình sự. Tuy nhiên cũng cần khắc phục một số bất cập để góp phần duy trì môi trường pháp lý an toàn cho những hoạt động sáng tạo của con người để phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

  • Luathoc3.2000_B9_Hinhphatbosung-BLHS.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Đào Lệ Thu (2000)

  • Hình phạt bổ sung là bộ phận cấu thành của hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Để phát huy tốt vai trò của hình phạt bổ sung cần được quy định một cách hợp lý, đa dạng với điều kiện áp dụng chặc chẽ, chính xác. Chỉ khi đó, hình phạt bổ sung mới giúp cho cơ quan xét xử lựa chọn được biện pháp xử lý thích hợp và hiệu quả đối với hành vi cũng như đối với nhân thân của người phạm tội.