Browsing by Author Phạm Quỳnh Phương

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 12 of 12

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2016)

  • Nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới, mức độ phổ biến, xu hướng của các hành vi phân biệt đối xử trong các lĩnh vực phổ biến của đời sống, cũng như lên từng phân nhóm trong LGBT. Xem xét mối quan hệ giữa trải nghiệm phân biệt đối xử và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của người tham gia khảo sát. Tăng cường bằng chứng, câu chuyện về hiện trạng phân biệt đối xử đối với nhóm LGBT, mức độ nhận thức quyền và cơ chế giải quyết phân biệt đối xử, đưa ra những gợi ý về hoàn thiện hệ thống chính sách chống phân biệt đối xử tại Việt Nam.

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo khác


  •  (2012)

  • Nghiên cứu này do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức thực hiện với sự tài trợ của Oxfam và tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng những quan niệm nhận thức luận và ngôn thuyết chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa đơn tuyến và triết lý phát triển kinh tế xã hội theo mô hình phương Tây, là một trong những lý do dẫn đến những thực hành chưa thể hiện quan điểm tôn trọng sự đa dạng văn hóa đã được đề ra trong Hiến pháp Việt Nam. Đồng thời, nó cũng dẫn đến nhiều chính sách chưa hiệu quả đối với dân tộc thiểu số, và gây nên những tác động không mong đợi cho các cộng đồng ít người trong quá trìnhphát triển và duy trì bản sắc của họ.

  • item.jpg
  • Bài trích


  • Authors: Phạm Quỳnh Phương (2017)

  • Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn hôn nhân gia đình cùng giới ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gia đình đồng giới, dù được luật pháp thừa nhận hay không, cũng đang là một hiện trạng xã hội cần phải quan tâm và đa dạng hoá loại hình gia đình là một xu thế tất yếu trong đời sống xã hội hiện nay.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2012)

  • Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu nhóm chuyển giới (những người cảm thấy bản dạng giới không hoàn toàn trùng khớp với giới tính sinh học của họ, bao gồm cả người đã hoặc chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính) ở Việt Nam, tìm hiểu đặc thù của cả hai nhóm chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) và từ nữ sang nam (FTM), cũng như những vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Báo cáo đồng thời cũng đưa ra các khuyến nghị về mặt xã hội và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người chuyển giới và thay đổi nhận thức xã hội về nhóm chuyển giới nói riêng, LGBT nói chung

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu


  •  (2012)

  • Nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhóm chuyển giới – những người có cảm nhận rõ ràng về bản dạng giới khác biệt với giới tính sinh học, cả người đã trải qua phẫu thuật hay chỉ mong muốn có cơ thể khác với cơ thể sinh học. Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng vấn đề chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề nổi cộm, cũng như những khả năng trợ giúp cho người chuyển giới. Nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những thông tin cho việc vận động chính sách cho cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2022-02)

  • Bài viết này đề cập đến vấn đề giá trị của di sản từ góc nhìn kinh tế học, từ chiều kích về vốn văn hoá và vốn tự nhiên, cũng như phương pháp lượng hoá giá trị di sản. Bài viết cũng đặt ra những thách thức của chính sách di sản trong việc cân bằng hài hoà giữa bảo tồn giá trị văn hoá của di sản và phát triển kinh tế.

  • item.jpg
  • Chuyên đề nghiên cứu



  • Nghiên cứu về vấn đề "Thiểu số cần tiến kịp đa số" Định kiến trong quan hệ tộc người ở Việt Nam. Với mong muốn hiểu được vấn đề định kiến tộc người từ phương diện lý thuyết đến thực tiễn, nhằm góp phần khám phá một khía cạnh trong mối quan hệ tộc người, chúng tôi bước đầukhảo sát suy nghĩ, thái độ và hành vi của người Kinh tại các vùng miền núi đối với những tộc người DTTS cùng địa bàn sinh sống.

  • item.jpg
  • Sách



  • Nghiên cứu “Đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam” là sáng kiến đầu tiên nhằm đo lường không gian đang được tạo ra và sử dụng bởi các tác nhân xã hội dân sự. Nó nhằm đo cảm nhận của những người trong cuộc về không gian họ có, và đâu là các cơ hội cũng như thách thức cho việc mở rộng không gian này. Nó là một lát cắt nhằm giúp những bên liên quan hiểu hơn về XHDS Việt Nam từ đó có những điều chỉnh về chính sách, về phương thức hoạt động, hoặc về thái độ hợp tác nhằm đạt được mục đích chung

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2018-04-19)

  • Tài liệu nghiên cứu về Đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu giúp người đọc cảm nhận một bức tranh khá chân thực về quy mô tầm mức của không gian XHDS ở Việt Nam hiện nay – một không gian rất nhiều chiều, nhưng còn khá hạn hẹp cho các hoạt động tiềm tàng của nó. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra những thách thức cản trở, cũng như những tiềm năng và triển vọng đang mở rộng cho không gian này trong thời gian tới.