Browsing by Author Nguyễn Phước Thọ

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 20 of 28

  • 2.pdf.jpg


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (2014)

  • Tổng kết, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; đồng thời, làm rõ cơ chế này được quy định trong Hiến pháp 2013 vừa được Quốc hội thông qua. Đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, trước hết và quan trọng nhất là trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2019-07)

  • Quyền lực quan trọng nhất Hiến pháp trao cho Quốc hội là quyền lập pháp. Để việc thực hiện đúng mục đích, có giới hạn, bảo đảm các đạo luật được ban hành có tính dân chủ, pháp quyền, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành đất nước, quyền lực này phải được kiểm soát, trước hết và chủ yếu bởi Chính phủ cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Phù hợp với Hiến pháp, cơ chế kiểm soát của Chính phủ đối với Quốc hội trong thực hiện quyền lập pháp cần tiếp tục hoàn thiện khi nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tới đây.

  • 19_MOTSOBATCAP_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_9_NAM2012.pdf.jpg
  • 2012


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (2012)

  • Quy định về chức năng và sứ mệnh chính trị của Chính phủ có một số bất hợp lý -- Chưa phân định rõ thẩm quyền và có một số quy định không tuân thủ nguyên tắc hoạt động của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ -- Chức năng, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chung chung, dẫn đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn ôm đồm, chưa đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý đối với ngành, lĩnh vực ...

  • 21_MOTSOSUYNGHIVECACTOCHUC_TC_SO10_1999.pdf.jpg
  • 1999


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (1999)

  • Electronic Resources; Khái quát về tình hình thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Phân chia 3 loại tổ chức liên ngành theo tính chất hoạt động. Giới thiệu những nhiệm vụ thuộc nội dung quản lý Nhà nước, trừ thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các tổ chức liên ngành. Trình bày một số vấn đề còn bất cập của các tổ chức liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới những bất cập đó. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

  • 23_MOTSOSUYNGHI_TC_SO9_NAM2005.pdf.jpg
  • 2005


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (2005)

  • Những giá trị cơ bản, bền vững đã được hình thành: Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Chính phủ là cơ quan hành pháp, hành chính nhà nước cao nhất nước; Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết ddingj theo đa số; Chính phủ có vai trò to lớn và quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta; Chính phủ luôn được đặt dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam -- Những thành tựu của cải cách, đổi mới -- Những vấn đề cơ bản đặt ra cho việc tiếp tục cải cách, đổi mới thiết chế Chính phủ: Bảo đảm cho Chính phủ có đủ quyền lực và thực hiện đúng quyền lực; tiếp tục đổi mới chức năng và phương thức hoạt động của Chín...

  • 3_MOTSOSUYNGHIVEDOIMOI_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_10_NAM2008.pdf.jpg
  • 2008


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (2008)

  • Khái quát về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở khía cạnh nguồn gốc và nội dung quyền lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực quản lý của Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đều phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Do vậy, không thể đặt cơ quan của Đảng, đường lối chính sách của Đảng lên trên pháp luật hoặc đặt bên cạnh pháp luật và ngược lại. Nhưng cũng không thể tách rời Đảng với Nhà nước; tách đường lối chính sách của Đảng với pháp luật. Phân định rõ hơn về vai trò và mối quan hệ của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng với Quốc hội và Chính phủ trong việc quyết định và tổ chức thực hiệ...

  • 33_MOTSOVANDECOBAN_TC_SO3_2009.pdf.jpg
  • 2009


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (2009)

  • Về phạm vi sửa đổi, bổ sung. Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực. Về vấn đề sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện và của những người đứng đầu các cơ quan thanh tra này. Về vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Về vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng cấp huyện, cấp xã

  • item.jpg
  • Tài liệu tham khảo


  •  (2021)

  • Bài viết phân tích, bình luận một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật về ủy quyền lập pháp ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó cho thấy nhu cầu cần nhận thức lại về ủy quyền lập pháp một cách đúng đắn, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền.

  • 3_NANGCAOCHATLUONG_TC_NHANUOCVAPHAPLUAT_SO_1_NAM2005.pdf.jpg
  • 2005


  • Authors: Nguyễn Phước Thọ (2005)

  • Đánh giá đúng về thực trạng. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, đề ra và thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh do chính phủ chuẩn bị, trình quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét thông qua. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước trên các mặt đời sống kinh tế, xã hội đang là yêu cầu bức xúc đặt ra hiện nay không chỉ thuộc nội dung của đổi mới công tác lập pháp mà còn có cả công cuộc cải cách hành chính

  • item.jpg
  • Bài trích


  •  (2017)

  • Từ nay đến năm 2030, đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, với tốc độ nhanh. Đất nước cùng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong chuyển đổi mô hình phát triển và giải quyết một số vấn đề hệ trọng. Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về tổ chức Chính phủ đến năm 2030 cần tiếp tục hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước. Đó là nhu cầu tự nhiên, tất yếu, là vấn đề mang tính chiến lược. Bài viết phân tích, đánh giá nhu cầu này và trên cơ sở đó đề xuất các định hướng hoàn thiện cho phù hợp.

  • item.jpg
  • Sách


  •  (2022)

  • Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, có giá trị cho việc nghiên cứu cũng như áp dụng trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyển lập pháp giữa các cơ quan Nhà nước ở nước ta hiện nay. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Lý luận chung về quyền lập pháp và phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp; Thực trạng phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp theo Hiến pháp năm 2013; Quan điểm và giải pháp hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp tại Việt Nam.