Browsing by Author Phạm Thị Tình

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  

Showing results 1 to 13 of 13

  • LuathocDSPN2004_B14_Hienphap-quyenbinhdangphunu.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Thị Tình (2004)

  • Bài viết đề cập đến quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Dù còn những hạn chế về giới tính và tư tưởng nhận thực trong một số bộ phận xã hội; về sự thiếu đồng bộ trong chính sách cụ thể nhưng về cơ bản, những quy định trong Hiến pháp đã và đang giúp cho phụ nữ Việt Nam có đầy đủ điều kiện tốt nhất để sống và làm việc và mưu cầu hạnh phúc, thực thiện thiên chức và thực hiện quyền bình đẳng.

  • Luathoc5.1997_B8_DoanDBQH.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Thị Tình (1997)

  • Đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội bao gồm nhiều nội dung như tổ chức, cơ chế, phương thức hoạt động... trong đó một vấn đề có tính chất xuất phát điểm cần phải quan tâm đầu tiên là đổi mới nhận thức về vị trí tính chất, chức năng của đoàn Đại biểu Quốc hội.

  • VV00033657_Quy che phap ly cua cong dan Viet Nam_2010.pdf.jpg
  • Sách


  •  (2010)

  • Sách gồm 10 chương trình bày khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và quá trình hình thành quy chế pháp lý của công dân Việt Nam. Giới thiệu quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Hoàn thiện quy chế pháp lý của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Luathoc9.2006_B10_Quyentudotinnguoingtongiao.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Thị Tình (2006)

  • Tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Thực tế khẳng định, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do thờ cúng. Chính sách này được cụ thể hoá bằng quy định của pháp luật qua từng thời kỳ mà cụ thể là quy định của Hiến pháp - văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.

  • Luathoc3.1997-B6_ĐBQHchuyentrach.pdf.jpg
  • Tạp chí


  • Authors: Phạm Thị Tình (1997)

  • Chế độ Đại biểu quốc hội theo Hiến pháp 1992 được Luật tổ chức Quốc hội ban hành năm 1992 cụ thể hoá như sau: Trong tổ chức của hoạt động Quốc hội có một tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách do Quốc hội quy định. Tuy nhiên việc bố trí đại biểu chuyên trách ở một số đoàn đại biểu chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện để đại biểu phát huy hết vai trò của mình, dẫn đến chất lượng hoạt động chưa cao. Do đó cần có sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo trước khi bầu cử để vai trò của Đại biểu chuyên trách được phát huy hiệu quả hơn.